Hiện nay hơn 2.5 triệu người VIỆT không biết mình mắc bệnh tiểu đường - Bạn có nằm trong số đó không?

Tiểu đường (hay đái tháo đường) là một trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Những số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam trong nhiều năm gần đây cho thấy rằng đây là một căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao và ngày càng phổ biến. Hiện nay hơn 2.5 triệu người VIỆT không biết mình mắc bệnh tiểu đường, bạn có nằm trong số đó không? 

Trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Đáng quan ngại hơn, số bệnh nhân mắc tiểu đường ngày trẻ hóa, cùng số ca mắc tăng nhanh chóng trong độ tuổi từ 20 đến 79 tuổi, theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố vào năm 2021. Tại Việt Nam, gần 5 triệu người Việt bị bệnh tiểu đường; theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, chỉ trong vòng 3 năm (2019 - 2022), số ca mắc bệnh đã tăng thêm 1.5 triệu người. Dự báo số người mắc bệnh này vẫn tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới. Theo số liệu được Bộ Y tế công bố vào năm 2019, có 3.5 triệu người Việt mắc bệnh này, trong đó khoảng 69% người bị tăng đường huyết chưa được phát hiện và 29% người bệnh đang điều trị. Tức là, có khoảng 2.5 triệu người bị tăng đường huyết mà chưa được phát hiện.

Hiện nay hơn 2.5 triệu người VIỆT không biết mình mắc bệnh tiểu đường - Bạn có nằm trong số đó không

Hiện nay hơn 2.5 triệu người VIỆT không biết mình mắc bệnh tiểu đường

Trước đây, người lớn tuổi là nhóm tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao. Ngày nay, bệnh tiểu đường có tỉ lệ gia tăng ở người trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống kém lành mạnh: nạp quá nhiều đường và chất béo, không bổ sung đầy đủ chất xơ, hạn chế vận động,... Như vậy, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bất kể giới tính, tuổi tác,... Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và cách phòng tránh hiệu quả.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường và dấu hiệu nhận biết

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi: đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. 

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường được chia thành 2 nhóm chính như sau:

a) Các nguyên nhân gây bệnh không tác động được

  • Tiền sử người thân đã mắc bệnh đái tháo đường.

  • Phơi nhiễm với một số virus gây bệnh.

  • Mắc các bệnh lý ở tụy ảnh hưởng tới hormone tuyến tụy như sỏi tụy, xơ tụy, u tụy, viêm tụy mạn…

  • Mắc phải các bệnh lý nội tiết. Hội chứng Cushing. Bệnh to đầu chi. 

  • Tiểu đường do thuốc như corticoid, lợi tiểu thiazide, nhiễm sắt.

b) Các nguyên nhân gây bệnh có thể tác động được

  • Hệ miễn dịch suy yếu khiến các tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta.

  • Đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ nhưng không tầm soát bệnh.

  • Tuổi tác cao.

  • Chế độ ăn uống không khoa học.

  • Thiếu vitamin D.

  • Kích thích tố duy trì thai kỳ khiến các tế bào kháng lại insulin.

  • Béo phì.

  • Tăng huyết áp.

  • Rối loạn trao đổi glucose.

  • Ít vận động.

Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.v.v.v.

các nguyên nhân có thể gây bệnh tiểu đường

Các nguyên nhân có thể gây bệnh tiểu đường

2. Những biến chứng nguy hiểm khó lường của bệnh

Tiểu đường là căn bệnh diễn ra âm thầm nhưng mang lại nhiều biến chứng khó lường. Vì phát triển âm thầm nên dấu hiệu của bệnh tiểu đường dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.  Nếu không phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

2.1. Biến chứng cấp tính: xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn

Hôn mê: Chỉ số đường huyết quá cao khiến người bệnh rơi vào hôn mê do nhiễm toan ceton (thường gặp ở đái tháo đường tuýp 1) hoặc hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (thường gặp ở đái tháo đường tuýp 2). Người run rẩy, vã mồ hôi, lo âu, choáng váng, đánh trống ngực: là biểu hiện của tình trạng hạ đường huyết. Nếu không được điều trị kịp thời, lượng đường trong máu quá thấp có thể gây chết não, dẫn đến tử vong.

2.2. Biến chứng mạn tính

▪️ Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh): Mức đường dư có thể làm tổn thương các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa, tê, rát hoặc đau nhức thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan rộng lên trên. Nếu không được điều trị, bạn có thể mất cảm giác hoàn toàn ở chân tay. Thiệt hại cho các dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa có thể gây ra vấn đề với buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, bệnh có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

▪️ Bệnh tim mạch: Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch khác, bao gồm bệnh động mạch vành kèm đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ và hẹp động mạch (xơ vữa động mạch). 

▪️ Tổn thương thận (bệnh thận): Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu) để lọc chất thải ra khỏi máu của bạn. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh tế này. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận hoặc ghép thận.

tiểu đường có thể biến chứng bệnh thận mạng tính

Bệnh tiểu đường có thể biến chứng bệnh thận mạng tính

▪️ Tổn thương mắt (bệnh võng mạc): Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp.

▪️ Tổn thương chân: Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém đến chân làm tăng nguy cơ mắc biến chứng chân khác nhau. Nếu không được chữa trị, vết cắt và mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, thường rất khó lành và có thể phải đoạn chi.

▪️ Các tình trạng da:  Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị các vấn đề về da hơn, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.

▪️ Khiếm thính: Người mắc bệnh tiểu đường hay gặp vấn đề về thính lực.

▪️ Bệnh Alzheimer:  Bệnh tiểu đường týp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn càng kém thì nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường càng lớn.

3. Cách phòng, chống và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 

Bệnh tiểu đường có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mỗi người. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tích cực thay đổi các thói quen có hại. Cụ thể như.

  • Theo dõi cân nặng và duy trì chỉ số BMI luôn ổn định.

  • Uống đủ nước mỗi ngày.

  • Ăn nhiều rau xanh.

  • Ngủ đủ giấc.

  • Xây dựng chế độ ăn uống ít glucose nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng, vitamin và vi khoáng cần thiết.

  • Giảm căng thẳng, áp lực.

  • Tập thể dục 30 phút/ngày.

  • Bỏ thuốc lá.

Sữa non alpha lipid cải thiện bệnh tiểu đường

Đặc biệt nên sử dụng thực phẩm bổ sung sữa non alpha lipid giúp tuyến tụy tăng tiết insulin và giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng sữa non alpha lipid không phải là thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Để đạt được hiệu quả tối ưu, người bệnh tiểu đường cần kết hợp sử dụng sản phẩm với chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để có hiệu quả tốt nhất.

Chúng ta còn có thể phòng, chống bệnh tiểu đường thông qua tầm soát bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

®Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng