Chỉ số Triglyceride là gì?.Tại sao chỉ số Triglyceride trong cơ thể lại có vai trò quan trọng đối với việc chuẩn đoán bệnh tim mạch

Đa số hiện nay, khi chúng ta đi khám bệnh, thì các bác sĩ hay tiến hành các xét nghiệm nồng độ lipid trong máu, nhiều người luôn thắc mắc chỉ số Triglyceride là gì và vai trò của chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể và xét nghiệm chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc khám và chẩn đoán bệnh. Bài viết dưới đây 1 phần sẽ giúp giải đáp chi tiết về chỉ số máu Triglycerides. Từ đó nhận thức được ý nghĩa và đưa ra những giải pháp để ổn định nồng độ Triglyceride nhằm duy trì sức khỏe tốt nhất.

1. Triglyceride là gì?

Triglyceride là chất béo(lipid) trung tính luôn có ở trong máu do thức ăn chuyển hóa mỗi ngày và gan tạo ra. Triglyceride sẽ chuyển thành năng lượng đi nuôi các tế bào. Nhưng nếu nồng độ triglyceride tăng cao trong máu, kết hợp với cholesterol máu cao làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và viêm tụy cấp. Vì vậy điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp với lối sống lành mạnh có thể giúp duy trì nồng độ triglyceride máu ở mức bình thường.

Triglyceride là sự kết hợp của 3 axit béo (chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa hoặc cả hai) cùng với một dạng đường đơn glucose. Vì triglyceride rất quan trọng cho sức khỏe nên chúng được cung cấp từ 2 nguồn khác nhau:

Ngoại sinh: phần lớn chất béo có trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày tồn tại dưới dạng triglyceride. Trong quá trình tiêu hoá, tại ruột non các phân tử triglyceride sẽ được hấp thụ vào trong máu và được vận chuyển đi khắp cơ thể.

Nội sinh: các tế bào gan có khả năng tổng hợp và dự trữ triglyceride.

Xét nghiệm chỉ số Triglyceride

Xét nghiệm chỉ số Triglyceride

2. Xét nghiệm chỉ số Triglyceride nhằm mục đích gì?

Hiện nay, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Triglyceride chiếm đến 95% tổng lượng chất béo nạp vào cơ thể hàng ngày thông qua việc ăn uống. Đây được xem là dưỡng chất chủ yếu của mỡ động vật và dầu thực vật. Do đó, xét nghiệm nồng độ chất béo trung tính trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc kiểm tra tình trạng sức khỏe, đánh giá nguy cơ mắc bệnh rối loạn lipid trong máu.

Thông qua các chỉ số xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa còn có thể đánh giá được một số mầm bệnh như: tim mạch, tiểu đường,... Từ đó giúp điều trị kịp thời, duy trì ổn định chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, khi thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm còn giúp mỗi cá nhân điều chỉnh thói quen sống, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để có một thể lực tốt.

3. Chỉ số Triglyceride cao có hại như thế nào?

Nếu kết quả xét nghiệm ghi nhận nồng độ chỉ số triglyceride trong máu cao có thể góp phần làm thành động mạch bị cứng hoặc dày lên (xơ cứng động mạch), cản trở quá trình lưu thông của máu, tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và bệnh tim..

4. Chỉ số Triglyceride bao nhiêu là tốt?

Theo các chuyên gia y tế, nồng độ triglyceride ổn định là ở mức 150mg/dL, khi nồng độ này vượt quá 200mg/dL trong cơ thể là dấu hiệu báo động lượng chất béo trung tính trong máu cao hơn mức cho phép. Đặc biệt, nếu kết quả xét nghiệm báo hiệu cao hơn 500mg/dL có nghĩa là bệnh nhân đang trong tình trạng nguy hiểm, cần sớm tiếng hành phương pháp để ổn định sức khỏe.

5. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chỉ số Triglyceride trong máu cao bao gồm:

Chất béo trung tính tăng cao thường xuất phát từ cơ thể người bệnh đang gặp các vấn đề về sức khỏe như: thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa...

Yếu tố gia đình: Tăng triglyceride máu có tính chất gia đình do người bệnh bị bất hoạt gen lipoprotein lipase (LPL) khiến gan sản xuất quá mức các lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), dẫn đến có quá nhiều triglyceride và VLDL. Kết quả xét nghiệm triglyceride lúc nào cũng tăng nhẹ đến trung bình so với người thường. Sự gia tăng triglyceride quá mức dẫn đến rối loạn lipid máu và viêm tụy cấp.

Lối sống: hơn 50% dân số thành thị bị mỡ máu xấu cao, một phần do ít ăn rau, lười vận động, ít dành thời gian tập thể dục nhưng lại tiêu thụ nhiều dầu mỡ, tinh bột, thức ăn nhanh…
Bệnh nền: người bị tiền đái tháo đường hoăc bệnh đái tháo đường tuýp 2;  người có nồng độ hormone tuyến giáp (suy giáp), người bị hội chứng chuyển hóa (tình trạng huyết áp cao, béo phì và lượng đường trong máu cao xảy ra cùng nhau)… sẽ đối diện nguy cơ dư thừa triglyceride. Ngoài ra, một số tình trạng di truyền hiếm gặp khác cũng ảnh hưởng đến việc cơ thể chuyển đổi chất béo thành năng lượng, dẫn đến tăng triglyceride dự trữ lên cao.

Thuốc đang sử dụng: nhiều trường hợp, triglyceride tăng cao trong cơ thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc đang uống điều trị bệnh khác gây ra như: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, một số thuốc ức chế miễn dịch, estrogen và progestin; retinoids, steroid, một số thuốc điều trị HIV.

6. Các biện pháp phòng ngừa, giảm nồng độ triglyceride máu

◾Giảm cân hợp lý

Giảm cân là một cách hiệu quả để giảm mức Triglyceride trong máu. Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giảm thậm chí 5 đến 10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm Triglyceride máu xuống 40 mg/dL (0,45 mmol/L). Việc thực hiện giảm cân trong thời gian dài và duy trì cân nặng hợp lý có thể có tác động lâu dài đến mức Triglyceride trong máu, ngay cả khi tăng cân trở lại.

Giảm cân để phòng và giảm chỉ số tryglyceride

Giảm cân để phòng và giảm chỉ số tryglyceride

◾Hạn chế tiêu thụ lượng đường quá mức

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên tiêu thụ không quá 6 muỗng cà phê đường thêm vào mỗi ngày, bao gồm lượng đường trong đồ ngọt, nước ngọt và nước ép trái cây. Lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống được chuyển thành Triglyceride, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng nồng độ Triglyceride trong máu kèm theo các nguy cơ bệnh tim khác.

Một nghiên cứu kéo dài 15 năm cho thấy những người dung nạp  25% lượng calo từ đường trở lên có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp đôi so với những người tiêu thụ ít hơn 10% lượng calo từ đường

Chế độ ăn ít tinh bột và đường giúp giảm lượng Triglyceride trong máu. Việc thay thế đồ uống có đường bằng nước lọc cũng có thể làm giảm Triglyceride gần 29 mg/dL (0,33 mmol/L).

◾Thực hiện chế độ ăn ít tinh bột

Tượng tự như đường, tinh bột trong bữa ăn hàng ngày được chuyển đổi thành Triglyceride và được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Vì vậy, chế độ ăn ít tinh bột giúp mức Triglyceride trong máu thấp hơn. Những người dung nạp khoảng 26% lượng calo từ tinh bột có mức Triglyceride trong máu thấp hơn nhiều so với những người có chế độ ăn tinh bột nhiều hơn, đồng thời giúp kiểm soát cân nặng đáng kể.

◾Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ được tìm thấy trong trái cây, rau và ngũ cốc. Các nguồn chất xơ tốt khác bao gồm các loại hạt, ngũ cốc và các loại đậu. Khẩu phần ăn nhiều chất xơ có thể làm giảm sự hấp thụ chất béo và đường, từ đó giúp giảm lượng Triglyceride trong máu.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung chất xơ từ cám gạo giúp giảm 7 đến 8% lượng Triglyceride ở những người mắc bệnh tiểu đường. Ngược lại, nghiên cứu chỉ ra rặng, chế độ ăn ít chất xơ khiến Triglyceride tăng 45% sau sáu ngày, bổ sung nhiều chất xơ sau một thời gian, Triglyceride đã giảm xuống mức bình thường.

chất xơ giúp giảm chỉ số tryglyceride

Ăn nhiều chất xơ giúp giảm chỉ số tryglyceride

◾Tập thể dục thường xuyên

Cholesterol HDL (mỡ tốt) có mối quan hệ nghịch đảo với Triglyceride trong máu, có nghĩa là mức cholesterol HDL cao có thể giúp giảm Triglyceride. Tập thể dục đều đặn kết hợp với duy trì cân nặng hợp lý giúp làm tăng mức cholesterol HDL trong máu.

Một số hình thức tập thể dục tốt bao gồm: đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp và bơi lội. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần.

Nghiên cứu cho thấy rằng chạy bộ 2 giờ mỗi tuần trong 4 tháng giúp giảm đáng kể lượng Triglyceride trong máu. Tập thể dục ở cường độ cao trong một khoảng thời gian ngắn sẽ hiệu quả hơn so với việc tập luyện ở cường độ vừa phải trong thời gian dài.

◾Tránh chất béo Trans

Chất béo trans nhân tạo là một loại chất béo được thêm vào thực phẩm chế biến để tăng thời hạn sử dụng. Chất béo trans thường được tìm thấy trong thực phẩm chiên và các thực phẩm được chế biến sẵn.
Chất béo trans gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm tăng mức cholesterol LDL "xấu" và nguy cơ mắc bệnh tim. Ăn nhiều chất béo chuyển hóa cũng có thể làm tăng mức Triglyceride trong máu.

◾Ăn cá béo 2 lần mỗi tuần

Cá béo nổi tiếng với lợi ích đối với sức khỏe của tim và khả năng hạ Triglyceride trong máu do hàm lượng axit béo omega-3 -một loại axit béo không bão hòa đa. Trên thực tế, điều này có thể giảm 36% nguy cơ tử vong do bệnh tim.

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy rằng ăn cá hồi hai lần một tuần làm giảm đáng kể nồng độ Triglyceride trong máu. Cá béo bao gồm các loại cá như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ và cá thu là một vài loại cá khác có nhiều axit béo omega-3.

Ăn cá béo giúp giảm hàm lượng tryglyceride trong máu

Ăn cá béo giúp giảm hàm lượng tryglyceride trong máu

◾Tăng lượng chất béo không bão hòa

Các nghiên cứu cho thấy chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể làm giảm mức Triglyceride trong máu, đặc biệt là khi sử dụng chúng thay thế cho các loại chất béo khác.
Chất béo không bão hòa đơn được tìm thấy trong thực phẩm như dầu ô liu, các loại hạt và bơ. Chất béo không bão hòa đa có trong dầu thực vật và cá béo.

Để tối đa hóa lợi ích giảm Triglyceride của chất béo không bão hòa, hãy chọn nguồn cung cấp chất béo tốt như dầu ô liu và sử dụng nó để thay thế các loại chất béo khác trong chế độ ăn uống hằng ngày.

◾Thiết lập mô hình bữa ăn thường xuyên

Sau một bữa ăn, các tế bào trong tuyến tụy gửi tín hiệu để giải phóng insulin vào máu. Insulin sau đó chịu trách nhiệm vận chuyển glucose đến các tế bào để chuyển hóa năng lượng.

Nếu có quá nhiều insulin trong máu, cơ thể có thể trở nên kháng insulin khiến insulin ngoại sinh khó sử dụng hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ của cả glucose và Triglyceride trong máu. Việc thiết lập một mô hình ăn uống hợp lý giúp ngăn ngừa kháng insulin và giảm lượng Triglyceride.

◾Hạn chế uống rượu

Rượu chứa nhiều calo, nếu những calo này không được sử dụng, chúng có thể được chuyển đổi thành Triglyceride và được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống rượu có thể làm tăng Triglyceride máu lên tới 53%.

◾Thêm Protein đậu nành vào chế độ ăn uống

Đậu nành rất giàu isoflavone, là một hợp chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe trọng việc giảm cholesterol LDL đồng thời giảm mức Triglyceride trong máu.

Một nghiên cứu năm 2004 đã so sánh cách mà protein đậu nành và protein từ động vật ảnh hưởng đến Triglyceride. Sau sáu tuần, protein đậu nành làm giảm mức Triglyceride hơn 12,4% so với protein động vật.

◾Các loại hạt

Các loại hạt cung cấp một lượng chất xơ, axit béo omega-3 và chất béo không bão hòa giúp giảm Triglyceride máu. Các loại hạt cây bao gồm: quả hạnh nhân, hồ đào, quả óc chó, hạt điều, hạt mắc ca..
Lưu ý: Các loại hạt có lượng calo cao, vì vậy cần điều chỉnh lượng phù hợp.

Ăn cá béo giúp giảm hàm lượng tryglyceride trong máu

 

◾Các thực phẩm bổ sung từ thiên nhiên

Một số chất bổ sung tự nhiên có thể có khả năng làm giảm Triglyceride máu:

- Dầu cá: Tốt cho sức khỏe của tim mạch, dùng dầu cá bổ sung làm giảm 48% Triglyceride.

- Chiết xuất tỏi: Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng chiết xuất tỏi có thể làm giảm mức

Triglyceride, nhờ vào đặc tính chống viêm.

- Curcumin (có nhiều trong nghệ vàng): Nghiên cứu năm 2012 cho thấy việc bổ sung một lượng curcumin liều thấp có thể giúp giảm đáng kể Triglyceride trong máu.

Tóm lại, chức năng của triglyceride là tạo ra năng lượng cần thiết cho cơ thể với liều lượng vừa đủ, nếu quá nhiều sẽ góp phần làm thành động mạch bị cứng hoặc dày lên (xơ cứng động mạch), cản trở quá trình lưu thông của máu, tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và bệnh tim.. Do đó, bạn cần thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và thể dục thường xuyên để kiểm soát mức triglyceride hợp lý.

®Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng