Cholesterol có ảnh hưởng gì đến sức khỏe bệnh tim mạch, cao huyết áp - cách phòng tránh bệnh tim mạch hiệu quả!

Một trong những nguyên nhân liên quan đến bệnh lý tim mạch, động mạch vành, mỡ máu, cao huyết áp, đột quỵ,... thì Cholesterol - cái tên được nhắc đến đầu tiên. Tuy nhiên, bản chất thật sự Cholesterol là gì thì ít ai hiểu rõ. Nếu chúng hoàn toàn là kẻ thù gây bệnh nguy hiểm thì tại sao lại có mặt trong cơ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về cholesterol và ảnh hưởng gì đến sức khỏe bệnh tim mạch, cao huyết áp, cách phòng tránh bệnh tim mạch hiệu quả.

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là một trong 3 chất lipid quan trọng của hệ tuần hoàn và cần phải gắn với protein tan được trong nước để theo hệ mạch di chuyển khắp cơ thể. Phức hợp được tạo thành giữa Cholesterol với protein là các lipoprotein gồm LDL, HDL có trong lượng phân tử khác nhau. 

Cholesterol không chỉ được cung cấp qua thức ăn mà cơ thể mỗi người đều có khả năng sản sinh ra chất này. Khoảng 80% lượng Cholesterol nội sinh được sản xuất ở gan và phần còn lại được tổng hợp từ Acetyl CoA tại ruột. Nhiều người nghĩ Cholesterol là một trong số tác nhân gây các bệnh lý về tim mạch, mỡ máu,... là hoàn toàn đúng nhưng ít ai biết cơ thể cũng cần đến chất này. 

Cholesterol là gì?

Test cholesterol trong máu để chuẩn đoán bệnh tim mạch 

2. Phân loại Cholesterol?

2.1. Cholesterol gắn với lipoprotein tỉ trọng thấp (low density lipoprotein cholesterol - LDL cholesterol)

LDL cholesterol thường được gọi là “cholesterol xấu”, bởi Cholesterol LDL có vai trò vận chuyện chất béo và một số protein từ gan theo máu đến các cơ quan trong cơ thể. Chất này được xem là kẻ thù khi hàm lượng tăng cao quá mức cho phép. Khi chỉ số Cholesterol LDL vượt ngưỡng an toàn sẽ gây ra tình trạng tích tục mỡ và lâu dẫn làm xơ vữa động mạch. 

Nếu tình trạng kéo dài, động mạch bị thu hẹp gây tắc nghẽn mạch máu mà nặng hơn là vỡ mạch. Chính vì vậy mà Cholesterol LDL được xếp vào nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm, nhất là tình trạng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não dẫn đến tử vong. 

2.2. Cholesterol gắn với lipoprotein tỉ trọng cao (high density lipoprotein cholesterol - HDL cholesterol)

HDL cholesterol là cholesterol tốt, bởi HDL giúp đưa cholesterol quay trở lại gan để loại bỏ khỏi cơ thể, giúp giảm hình thành vữa xơ mạch máu. Do đó nếu có nồng độ HDL cholesterol cao sẽ làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, từ đó giảm các biến chứng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Do các thói quen xấu của con người trong xã hội ngày nay như uống rượu, thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học, thừa chất béo, lười vận động,... khiến cho hàm lượng Cholesterol HDL mất đi nhiều. Vì vậy mà Cholesterol LDL càng tăng cao trong máu và gây ra bệnh lý nguy hiểm. 

cholesterol

Cholesterol cao sẽ làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông

3. Ý nghĩa đối với cơ thể của Cholesterol là gì?

Việc tìm hiểu những vai trò cụ thể của Cholesterol là gì trong cơ thể sẽ giúp chúng ta  có thể dễ dàng hình dung hơn về chất này. 

- Cholesterol là nguồn sản xuất hormone steroid để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể. 

- Chất này còn đóng vai trò tổng hợp nên Cortisol để tham gia vào quá trình điều tiết hàm lượng hàm lượng đường trong máu. 

- Chất béo steroid Cholesterol còn là sản sinh ra hormone aldosterone để giữ nước và muối cho cơ thể. 

- Chất béo LDL làm nhiệm vụ gắn trực tiếp với các vi khuẩn, virus nguy, vô hoạt hóa độc lực để hạn chế khả năng hiểm gây hại cho cơ thể. 

- Chất lipid trong máu này còn có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. 

- Cholesterol là thành phần không thể thiếu tạo nên tất cả các tế bào trong cơ thể bởi chất. Một hàng rào bảo vệ bền vững được tạo nên từ các “viên gạch” Cholesterol và lipid phân cực thông qua hoạt động cấu trúc màng tế bào. 

- Sự hình thành lớp vỏ Myelin của tế bào thần kinh (đóng vai trò ngăn cách các dẫn truyền xung thần kinh) không thể thiếu hợp chất Cholesterol. 

- Bên cạnh các vai trò nói trên thì Cholesterol còn tham gia vào quá trình sản xuất dịch mật tại gan để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.

- Nhờ các gốc tự do có trong lipid nên Cholesterol còn là chất chống oxy hóa quan trọng của cơ thể.

- Trường hợp cơ thể sau phẫu thuật có nhiều động mạch, tĩnh mạch, mô hoặc tế bào bị cắt, gan nhanh chóng sản xuất ra Cholesterol, theo máu đi khắp cơ thể để dọn sạch và làm lành tổn thương.

4. Nguyên nhân gây ra nồng độ cholesterol cao

- Ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo dạng trans làm tăng nguy cơ bị cholesterol cao. Một số yếu tố về lối sống cũng làm nồng độ cholesterol cao như lười vận động, lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá.

- Di truyền cũng đóng một vai trò nhất định. Nếu cha mẹ bị cholesterol cao thì con cái cũng sẽ dễ bị như vậy. Một số rối loạn di truyền mang tính gia đình cũng gây ảnh hưởng tới nồng độ cholesterol.

- Một số vấn đề sức khỏe khác, như đái tháo đường hay thiểu năng giáp trạng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị cholesterol cao cùng các biến chứng liên quan.

Ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều cholesterol 

5. Biến chứng của cholesterol cao

Nếu không được điều trị, nồng độ cholesterol cao có thể gây vữa xơ mạch máu, làm hẹp lòng mạch, hạn chế dòng chảy của máu, gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Rất nhiều biến chứng có thể xảy ra, thậm chí các biến chứng có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân như:

- Đột quỵ.

- Nhồi máu cơ tim.

- Đau ngực.

- Tăng huyết áp.

- Bệnh động mạch ngoại biên.

- Bệnh thận mạn.

6. Làm thế nào để phòng tránh nồng độ cholesterol cao?

Để phòng tránh nồng độ cholesterol cao nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh và thay đổi lối sống.

Các thức ăn tốt nên ăn là:

- Các nguồn protein tốt từ thịt nạc (thịt gà, cá,...).

- Thức ăn chứa nhiều chất xơ như: hoa quả, rau xanh, và ngũ cốc nguyên hạt.

- Các thức ăn được chế biến bằng phương pháp nướng, hấp, luộc,... thay vì chiên xào.

Các thức ăn nên hạn chế ăn là:

- Thịt đỏ, nội tạng động vật, các thực phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo.

- Các thực phẩm chế biến chứa bơ ca cao, dầu cọ, dầu dừa.

- Các đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán như: khoai tây chiên, hành vòng, gà rán,...

- Các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo dạng trans.

Thực hiện và duy trì lối sống lành mạnh:

- Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn.
- Không hút thuốc lá.
- Duy trì cân nặng hợp lí.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

Nên giữ thói quen tốt nêu trên vì bệnh có khả năng tái phát dễ dàng, giữ lối sống khoa học và đi khám định kỳ thường xuyên để nắm chỉ số mỡ trong máu.

Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, và ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm cholesterol xấu

7. Thực phẩm bổ sung giảm Cholesterol, cải thiện bệnh tim mạch

Sản phẩm Omega CoQ10 là gì?. CoQ10 được tìm thấy trong thịt, cá và ngũ cốc. Tuy nhiên, lượng CoQ10 trong các nguồn thực phẩm này không đủ để tăng nồng độ CoQ10 trong cơ thể. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung CoQ10 có sẵn dưới dạng viên nang, viên nén. Vì vậy Omega CoQ10 là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho tim mạch, giảm cholesterol máu ( trong rối loạn lipid máu), giúp hô hấp tế bào cơ tim. Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa và giúp cơ thể khỏe mạnh được nhiều người lựa chọn. Sau đây là những tác dụng của Omega CoQ10

Sản phẩm Omega CoQ10 hỗ trợ tim mạch

Omega CoQ10 là sản phẩm rất cần thiết cho những người đang hoặc có nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch và huyết áp. Sản phẩm được bào chế từ 100% thành phần tự nhiên và chất chống oxy hóa tổng hợp có lợi cho tim mạch, được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận lưu hành toàn quốc.

Một trái tim khỏe là nền tảng vững chắc cho sức khỏe toàn diện. Bởi trái tim và hệ thống mạch máu đóng vai trò cực kỳ quan trọng, bơm máu và oxy để duy trì sự sống cho mọi tế bào khác trong cơ thể. Viên uống Omega CoQ10 bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho hệ tim mạch, tăng sức mạnh cho tế bào cơ tim, ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh lý về tim mạch hiệu quả hơn.

®Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng