Bệnh Gút là gì? Dấu hiệu bệnh Gút và cách chữa hiệu quả

Bệnh gout (gút) là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

1. Bệnh gút là gì?

Bệnh gout (gút) là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, biểu hiện người mắc bệnh gút là xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội, sưng, đỏ và đau ở khớp, thường là khớp ở ngón chân, xương bàn chân… nếu không chữa trị có thể gây biến chứng nguy hiểm tới các cơ quan khác như thận, gan, tim.

Bệnh gout thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Thông thường, goút khởi phát ở nam giới trung niên  từ 30 -60 tuổi và nữ giới sau mãn kinh. Bệnh gút hiếm gặp ở người trẻ, tần suất xuất hiện của bệnh gút tăng đáng kể theo tuổi và tương quan với sự gia tăng của nồng độ acid uric huyết thanh.

2. Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp của bệnh gút

2.1. Nguyên nhân gây ra bệnh gút

Như ta đã biết bệnh gút xảy ra khi các tinh thể muối urat tích tụ trong khớp, gây ra tình trạng viêm và đau dữ dội. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và đi qua thận đào thải qua nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bài tiết quá ít axit uric. Khi đó, axit uric tích tụ, hình thành các tinh thể urát trong khớp hoặc mô xung quanh gây đau, viêm và sưng.
Sau đây là các nguyên nhân gây ra bệnh gút:

a) Giảm bài tiết Axit uric qua thận: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng tăng acid uric máu. Nó có thể do di truyền và cũng xảy ra ở những bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu, việc sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazide để điều trị tăng huyết áp và aspirin liều thấp cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric và những người bị các bệnh làm giảm mức lọc cầu thận. Rượu làm tăng chuyển hóa purin ở gan và làm tăng hình thành axit lactic, chất ngăn cản sự bài tiết urat bởi các ống thận, rượu cũng có thể kích thích gan tổng hợp urat. Ngộ độc chì và cyclosporin, thường ở những bệnh nhân ghép tạng phải dùng liều cao, làm tổn thương ống thận, dẫn đến ứ trệ urat

b) Cơ thể tự tăng sản xuất urat: Có thể là do sự gia tăng lượng nucleoprotein trong các bệnh lý huyết học (ví dụ như u lympho, bạch cầu cấp, thiếu máu tan máu) và trong các tình trạng gây tăng tốc độ chu trình tế bào (ví dụ, bệnh viêm khớp vẩy nến, liệu pháp độc tế bào ung thư, xạ trị). Tăng sản xuất urat cũng có thể do bất thường về di truyền nguyên phát và ở người béo phì, bởi vì việc sản xuất urat có mối tương quan với diện tích bề mặt cơ thể, hơn nữa những người béo phì do thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn chứa dầu mỡ và chất đạm, dẫn tới thận gặp khó khăn hơn trong việc loại bỏ axit uric.

c) Tăng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu purin:  Đối với thói quen ăn uống thiếu khoa học hiện nay thì tỉ lệ người mắc bệnh gout ngày càng tăng. Ăn ít rau xanh nhưng ăn nhiều thức ăn có hàm lượng purine cao như gan, thận, cá cơm, măng tây, cá trích, thịt nướng, nước luộc thịt, nấm, trai, cá mòi, lá lách.. Có thể góp phần làm tăng nồng độ acid uric máu. Sử dụng đồ uống có cồn bia rượu nhiều trong thời gian ngắn khiến quá trình đào thải axit uric không kịp làm lắng đọng các tinh thể urat tại các khớp gây nên bệnh gout.

bệnh gút

Bệnh Gút và các nguyên nhân gây ra bệnh Gút

2.2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh gút

Giai đoạn đầu: Giai đoạn này ít có triệu chứng nổi bật, khi xét nghiệm máu sẽ thấy dấu hiệu axit uric trong máu tăng cao đi kèm với triệu chứng đau nhức các khớp ngón chân, cổ chân, đầu gối, khớp cổ tay và ngón tay sưng đỏ. Biểu hiện rõ rệt hơn khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh, hoặc sau các cuộc liên hoan uống nhiều bia rượu và ăn nhiều các đồ hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật.
Giai đoạn mãn tính: Ở giai đoạn này, axit uric tích tụ ngày một nhiều lên. Tinh thể urat lắng đọng thành các u cục tophi ở các khớp gây nên tình trạng viêm, sưng đau đớn dữ dội, phá hủy các khớp xương gây tàn tật vĩnh viễn nếu không được điều trị. Biến chứng suy thận, sỏi thận làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

3. Biến chứng liên quan đến điều trị bệnh 

a) Các biến chứng do dùng chống viêm giảm đau: viêm loét dạ dày tá tràng, ruột non. Tăng đông ở bệnh nhân bị chứng mạch vành. Tăng suy thận. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

b) Các biến chứng do dùng colchicin: tiêu chảy cấp, đặc biệt khi dùng quá liều.

c)Các biến chứng do bị dị ứng thuốc (như allopurinol, kháng sinh...): bệnh nhân bị gút thường có cơ địa rất dễ bị dị ứng, thậm chí có bệnh nhân dị ứng tất cả các thuốc điều trị gút.

d) Các biến chứng do dùng corticoid: Đây là một gánh nặng lớn, thuốc nhóm này rẻ, dễ mua, giảm đau nhanh chóng nên hay bị lạm dụng, Vì lợi nhuận người ta có thể nghiền nhỏ, pha trộn thành các gói bột, viên hoàn tán, dạng chai dịch... bán với giá cao. Bệnh nhân uống thấy giảm đau tốt nghĩ là thuốc đắt tiền tốt, lần sau bị lại uống. Thuốc nhóm này làm giảm thải acid uric qua thận nên làm acid bị tích tự lại thành các hạt tophi, bệnh trở nên mãn tính.

Một loạt các tác dụng phụ khác của corticoid: làm tăng nguy cơ loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, đục thủy tinh thể, xuất huyết tiêu hóa, suy thượng thận.

bệnh gút

Các biến chứng thường xảy ra khi dùng thuốc điều trị bệnh gút

4. Cách chữa bệnh gout hiệu quả

Sau khi chẩn đoán và xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp:

Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng để điều trị gút từ giai đoạn đầu và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) tuy nhiên NSAID có nguy cơ đau dạ dày, chảy máu và loét.

Thuốc năng ngừa biến chứng: Nếu người bệnh đã mắc phải bệnh gout đang ở tình trạng nặng như sưng to, viêm, đi lại khó khăn, suy thận thì cần sử dụng các loại thuốc để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Sử dụng một số loại thực phẩm đã được nghiên cứu về khả năng làm giảm nồng độ axit uric, bao gồm:
Sữa non Alpha lipid đây là loại sản phẩm rất tốt đang được nhiều người bệnh gút sử dụng, trong sản phẩm có thành phần kháng thể cao, ngoài việc nâng cao sức đề kháng, kháng thể còn kháng viêm, bênh cạnh đó các thành phần trong sản phẩm sữa non Alpha lipid còn giúp hòa tan acid uric trong máu rất tốt, và được đào thải ra ngoài thông qua thận.

- Cà phê: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê thường xuyên và cà phê đã khử caffein giúp giảm nồng độ axit uric thấp hơn.

- Vitamin C: Bổ sung có chứa vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn.
- Quả anh đào: Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những sản phẩm từ anh đào có chứa hàm lượng anthocyanins cao có đặc tính chống oxi hóa và kháng viêm, giảm thiểu các cơn đau do gout gây ra.

®Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng