Sự cần thiết của Kháng Thể đối với sức khỏe con người
30/01/2023
Khi các vi khuẩn và virus xâm nhập vào bên trong cơ thể, thì tế bào cơ thể đẫ nhận biết được các vi khuẩn lạ này và sản xuất ra các kháng thể sẽ chống lại chúng. Vì vậy để biết được sự cần thiết của Kháng Thể đối với sức khỏe con người như thế nào, hãy cùng chúng tôi đọc bài viết sau.
1. Kháng thể là gì?
Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể con người thì các tế bào của cơ thể sẽ nhận biết được sự xâm nhập này và sản xuất ra những kháng thể . Kháng thể này tiêu diệt những vi khuẩn, virus có hại đó, và bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh. Cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao. Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 vai trò chính là liên kết với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch.
Khang thể luôn bảo vệ cơ thể khỏe mạnh
2. Phân loại kháng thể?
Hiện nay 5 loại kháng thể như sau:
IgG: Là kháng thể phổ biến nhất trong máu, trong sữa non và các dịch mô. IgG là kháng thể duy nhất đi xuyên qua nhau thai, nâng cao sức đề kháng của trẻ ngay từ trong bụng mẹ và bảo vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển.
IgA: Chiếm khoảng 15 – 20% trong máu, trong sữa non, nước mắt và nước miếng nước bọt. Khi IgA được được tiết ra ở đâu thì chúng chống lại các tác nhân gây bệnh tại đó.
IgM: Là lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh. Kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như virus và hồng cầu, giúp tiêu diệt kháng nguyên xấu, bảo vệ cơ thể.
IgE: Chiếm tỷ lệ khá lớn và giữ vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng.
IgD: Chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ 1% trên màng tế bào, dị hoá nhanh và rất dễ bị thuỷ phân bởi enzyme plasmin trong quá trình đông máu, vì vậy, IgD là kháng thể có ít chức năng nhất trong quá trình hoạt hoá kháng nguyên.
3. Vai trò của kháng thể trong việc bảo vệ sức khỏe
Vai trò chính của kháng thể là liên kết với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch
Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 vai trò chính là liên kết với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch.
3.1. Liên kết với kháng nguyên
Các globulin miễn dịch có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu với 1 kháng nguyên tương ứng nhờ các vùng biến đổi. Trong phản ứng chống độc tố vi khuẩn, kháng thể gắn và qua đó trung hòa độc tố, ngăn ngừa sự bám dính của các độc tố này lên các thụ thể trên bề mặt của tế bào, vì vậy, các tế bào của cơ thể tránh được các rối loạn do các độc tố đó gây ra.
Một số loại virus, vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám được vào các tế bào cơ thể. Vi khuẩn sử dụng các phân tử bám dính là các adhesive, còn virus sử dụng các protein cố định trên lớp vỏ ngoài để bám vào các tế bào của cơ thể. Các kháng thể kháng các phân tử bám dính adhesive của vi khuẩn và các kháng thể kháng protein capside của virus sẽ ngăn chặn chúng gắn vào các tế bào đích.
3.2. Hoạt hóa bổ thể
Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể là sự hoạt hóa dòng thác bổ thể. Bổ thể là một tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập bằng các cách:
• Đục các lỗ thủng trên vi khuẩn.
• Tạo điều kiện cho hiện tượng thực bào.
• Thanh thải các phức hợp miễn dịch.
• Phóng thích các phân tử hóa hướng động.
3.3. Huy động các tế bào miễn dịch
Sau khi gắn vào kháng nguyên ở đầu biến đổi, kháng thể có thể liên kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định. Những tương tác này có tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch. Bằng cách này, các kháng thể có khả năng gắn với một vi khuẩn với một đại thực bào và kích hoạt hiện tượng thực bào. Các tế bào lympho giết tự nhiên có thể thực hiện chức năng độc tế bào và ly giải các vi khuẩn hoặc tế bào ung thư đã bị gắn kết bởi các kháng thể.
4. Làm sao để tăng cường Kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh
Hiện nay có rất nhiều cách để bổ sung và tăng cường kháng thể cho cơ thể. Tăng cường kháng thể chủ động bằng cách giúp cơ thể tự sản xuất kháng thể và tăng cường kháng thể bị động là bổ sung kháng thể từ bên ngoài vào hoặc truyền từ mẹ sang con…
4.1. Tiêm Vaccine để cơ thể tự tạo kháng thể:
Khi cơ thể được tiêm vắc-xin sẽ tạo ra miễn dịch chủ động đặc hiệu cho cơ thể. Vắc-xin sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và làm quen với các tác nhân gây bệnh được sử dụng chế tạo ra vắc-xin. Sau tiêm vắc-xin một thời gian, khi các tác nhân gây bệnh thực sự xâm nhập cơ thể người đã được tiêm vắc-xin phòng bệnh này, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra vi khuẩn, virus xâm nhập và ngay lập tức sản sinh các kháng thể để chống lại tác nhân đó và bảo vệ cơ thể không bị nhiễm bệnh hoặc nhiễm bệnh rất nhẹ, không gây biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Miễn dịch dịch chủ động tức là miễn dịch có được do hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh ra kháng thể sau khi được tiêm vắc-xin; miễn dịch đặc hiệu tức là tiêm vắc-xin phòng bệnh gì thì cơ thể sinh ra kháng thể để phòng bệnh do nguyên nhân đó mà không thể sinh ra kháng thể khác để phòng bệnh do nguyên nhân khác.
4.2. Bổ sung kháng thể từ bên ngoài để tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Muốn có một cơ thể khỏe mạnh thì cơ thể chúng ta cần bổ sung đầy đủ rất nhiều yếu tố như: Chất dinh dưỡng, đạm, chất béo, vitamin và nhiều khoáng chất khác, ... Và đặc biệt là cần bổ sung nhiều kháng thể từ nguồn thực phẩm bên ngoài để tăng cường sức đề kháng và khả năng nhận biết và tiêu diệt vi khuẩn cho cơ thể.
Để bổ sung kháng thể cho cơ thể nên sử dụng một số sản phẩm như: Sữa non, mật ong..Đối với sữa non thì đặc biệt trong là sản phẩm sữa Non Alpha lipid của tập đoàn Newimage sản xuất tại Newzealand, vì trong sữa Non Alpha lipid có thành phần Kháng Thể cao bao gồm các IgG, IgA, IgM... giúp cơ thể tăng sức đề kháng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mật ong có tính kháng khuẩn giúp làm đẹp, chữa ho, bệnh dạ dày cúng rất tốt.
Nếu các bạn thấy sự cần thiết của việc tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể trong thời buổi sau dịch Covid-19 thì hãy truy cập vào cuongfoods.com để tìm hiểu sản phẩm và thông tin.
®Thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.
Xem thêm