Tại sao cần phải tăng cường sức đề kháng cho người lớn tuổi

Khi tuổi càng lớn thì bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều, nguyên nhân chính do sức đề kháng luôn tỷ lệ nghịch với độ tuổi, khi tuổi càng cao thì sức đề kháng càng giảm, hay nói một cách đơn giản, khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, kí sinh trùng, virus... của người lớn tuổi yếu dần. Khi sức đề kháng bị suy yếu thì hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm. Vì vậy tăng cường hệ thống miễn dịch chính là tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

1. Hệ miễn dịch là gì 

Hệ thống miễn dịch là một lớp áo giáp bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây bệnh  như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng . Hệ miễn dịch giúp bảo vệ con người luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh và nhiễm trùng. Khi hệ miễn dịch của cơ thể gặp những vấn đề bất thường sẽ dẫn đến một số bệnh lý liên quan, chẳng hạn như hay đau ốm, người hay mệt mỏi, ho, sốt, sổ mũi.

Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm - “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.

Khác với hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp hơn và nằm ở khắp các nơi trong người, bao gồm:
•    Amidan cổ họng
•    Hệ thống tiêu hóa
•    Tủy xương
•    Da Hạch bạch huyết
•    Lá lách
•    Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục.

Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh

Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại

2. Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào?

Một trong những thành phần chính trong hệ thống hệ miễn dịch của cơ thể đó chính là các tế bào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu này sẽ được lưu thông trong máu và có thể di chuyển đến mọi vùng cơ quan trên cơ thể chúng ta thông qua hệ thống mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mạch bạch huyết). Các tế bào bạch cầu sẽ liên tục rà soát mọi ngóc ngách trong cơ thể con người để có thể tìm kiếm, phát hiện và kịp thời ngăn chặn các tác nhân gây hại cho cơ thể.

Các tế bào bạch cầu cũng được chia làm 2 loại là các tế bào lympho và thực bào. Mỗi loại lại có những nhiệm vụ khác nhau trong việc bảo vệ cơ thể chúng ta. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch cũng sẽ được chia thành nhiều dạng theo thực bào và tế bào lympho.

Thực bào: Là loại tế bào bạch cầu có chức năng chính là tiêu diệt mầm bệnh bằng cách bao trọn mầm bệnh, hấp thụ sau đó ăn nghiền nát và ăn các phần còn sót lại của mầm bệnh. Các tế bào thực bào cũng được chia làm các loại khác nhau với từng loại nhiệm vụ khác nhau như:
•    Bạch cầu đơn nhân: số lượng lớn nhất và có rất nhiều vai trò khác nhau trong việc miễn dịch.
•    Bạch cầu trung tính: nhiệm vụ chính là tấn công các loại vi khuẩn.
•    Đại thực bào: Tìm kiếm và phát hiện mầm bệnh, loại bỏ các tế bào đã hư hỏng.
•    Tế bào mastocyte: Có vai trò trong việc làm lành vết thương, đồng thời chống lại một số mầm bệnh.

Cơ chế hoạt động của kháng thể(tế bào bạch cầu) bên trong cơ thể

Các tế bào lympho: Đây là thành phần trong hệ miễn dịch có vai trò chính là giúp chúng ta không bị tái bệnh. Cụ thể, các tế bào lympho sẽ ghi nhớ những mầm bệnh nào đã từng xâm nhập vào cơ thể để đến khi chúng có vô tình quay lại thì các tế bào này sẽ ngay lập tức tiêu diệt được chứng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Các tế bào lympho thông thường được sản sinh từ phần tủy xương và sẽ di chuyển đến mọi vùng cơ thể để tìm kiếm và tiêu diệt mầm bệnh, một số tế bào lympho sẽ được giữ lại vùng tủy xương với vai trò quan trọng khác.

Các tế bào lympho được chia ra làm 2 loại là: tế bào lympho B (tạo ra các kháng thể và truyền tin về các tác nhân cho tế bào lympho T) và tế bào lympho T (Tiêu diệt các tế bào đã bị tổn thương và tiếp tục truyền tin cảnh báo đến các tế bào bạch cầu khác). Mặc dù các tế bào trong hệ miễn dịch đều có các nhiệm vụ khác nhau trong việc bảo vệ cơ thể con người, thế nhưng chúng lại có sự liên kết khá khăng khít, hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát hiện cũng như tiêu diệt kẻ thù. Các tế bào lympho sẽ tiêu diệt được các mầm bệnh đã từng xâm nhập cơ thể một cách nhanh chóng

Dù biết hệ miễn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển một cơ thể khỏe mạnh thế nhưng không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng sẽ ở trạng thái ổn định nhất là khi càng lớn tuổi thì các tế bào lão hóa diễn ra nhanh hơn, do đó hệ miễn dịch cũng yếu dần đi, hoặc có thể hệ miễn dịch sẽ bị hao hụt do mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm,  do cơ thể hằng ngày tiếp xúc nhiều với khói bụi, ô nhiễm môi trường độc hại....

Vậy nên, nếu các bạn có dấu hiệu cơ thể không thực sự khỏe mạnh hoặc nghi ngờ là do hệ miễn dịch đang bị suy giảm thì hãy nhanh chóng các giải pháp để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.

3. Cách tăng cường sức đề kháng cho người cao tuổi

Để tăng cường sức đề kháng tốt cho người cao tuổi hãy áp dụng những thói quen sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, kết hợp với vận động có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của bạn suốt đời.

Dưới đây là một số cách tăng cường sức đề kháng, bao gồm:

3.1. Thực hiện lối sống lành mạnh

Để muốn có một sức khỏe tốt mỗi người cần phải duy trì một lối sống lành mạnh. Đôi khi một thay đổi nhỏ về lối sống hàng ngày cũng có thể tạo nên những khác biệt lớn trong cuộc sống giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Để nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng chúng ta cần:

Giảm bớt căng thẳng: Đó là thay đổi quan trọng nhất bạn có thể thực hiện. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng sẽ khiến cơ thể bạn bị suy yếu. Bạn có thể thư giãn bằng cách tập thể dục hàng ngày và kiểm soát căng thẳng bằng các hoạt động giải trí lành mạnh. Bên cạnh đó, bạn cần ngủ đủ giấc. Bạn cần ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm để đẩy mạnh hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tăng cường vận động, tập thể dục: giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Tập thể dục cũng giúp bạn tăng mức IgA, một loại protein có trong hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng, giúp ngăn chặn các mối đe dọa ra khỏi cơ thể bạn và loại bỏ bất kỳ thứ gì xâm nhập vào cơ thể. Cuối cùng, bạn cần giữ vệ sinh tốt và coi đây như một thói quen.

Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể

Ngủ đủ giấc và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày: Giấc ngủ là nhiên liệu giúp cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo sức lực sau mỗi ngày hoạt động. Vì vậy, việc nghỉ ngơi hơp lý và ngủ đủ giấc là liều thuốc vô cùng cần thiết cho sức khỏe, giúp nâng cao được sức đề kháng của cơ thể.

Thời gian ngủ quá dài và chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng tim mạch và làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì.

Thời gian ngủ tối ưu được định nghĩa là giấc ngủ ≥ 7 giờ và ≤ 9 giờ / ngày. Sự kết hợp giữa chế độ ăn tiêu thụ nhiều sản phẩm sữa ít béo, rau, cá và 1 giấc ngủ với thời gian ngủ tối ưu có hiệu quả cải thiện sự đề kháng insulin và độ cứng của gan ở bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ. Một giấc ngủ ngon và sâu giúp cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ và hoàn toàn thư giãn. Nên đi ngủ sớm và đồng thời thức dậy sớm để bắt đầu một ngày mới với tinh thần sảng khoái nhất.

Nên quan hệ tình dục lành mạnh: Quan hệ tình dục một cách lành mạnh có thể đem lại nhiều lợi ích cho hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người quan hệ tình dục một hoặc hai lần một tuần có mức protein hệ thống miễn dịch cao hơn gọi là immunoglobulin A (IgA) so với những người ít quan hệ tình dục. Tình dục cũng có thể giúp miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Quan hệ tình dục lành mạnh, cùng với chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc là một phần trong cách tiếp cận toàn diện để tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi bệnh tật.

3.2. Áp dụng thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh: Dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Một chế độ ăn nhiều calo không chỉ dẫn đến tăng cân mà còn có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Thêm vào đó, thừa cân có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn bị suy giảm. Khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, bạn nên tránh những thứ như rượu và đường. Một chế độ ăn giàu vitamin giúp cơ thể chống oxy hóa, mặt khác, có thể tăng cường sức đề kháng với nhiễm trùng.

Bạn nên lựa chọn các loại hoa quả, thực phẩm như: trái cây và rau màu xanh đậm, đỏ, vàng và cam được đóng gói với chất chống oxy hóa, các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành tây, rau bina, khoai lang và cà rốt.

Bổ dung dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng

Các thực phẩm tăng cường miễn dịch khác bao gồmsữa non, immufort, có kháng thể trực tiếp bổ sung cho cơ thể giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, ngoài ra tỏi có đặc tính kháng vi-rút và kháng sinh. Các nghiên cứu cho rằng, nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm , một bát súp gà hấp có thể làm giảm viêm và giúp bạn nhanh khỏe hơn. Và các loại nấm như reichi, maitake và shiitake có thể có tác động mạnh mẽ đến chức năng miễn dịch cũng như tăng cường sản xuất các hóa chất giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Không lạm dụng các chất kích thích: Uống một lượng rượu vừa phải giúp đạt được một số lợi ích nhất định cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đàn ông không nên uống quá hai ly một ngày và phụ nữ không nên uống quá một ly. Nếu uống quá nhiều rượu có thể ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của bạn. Sử dụng các chất kích thích, bao gồm cần sa, có tác dụng tương tự đối với các tế bào bạch cầu, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Vì vậy hạn chế sử dụng các chất kích thích có thể giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng

Nên uống đầy đủ nước mỗi ngày: Uống đủ nước là một trong những yếu tố cần thiết để giúp cơ thể khỏe mạnh. Hãy tạo thói quen uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe khoắn.

Hãy nói không với đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh có thể làm bạn thấy ngon miệng hơn đồ ăn được chế biến tại nhà, song hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, lượng đường và muối cao, các chất phụ gia không đảm bảo an toàn, chế biến không đảm bảo vệ sinh,… gây hại tới sức khỏe và có nhiều nguy cơ dẫn tới các bệnh về chuyển hóa như xơ vữa động mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ...Do vậy, nói không với đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn cũng là một trong những bí quyết để nâng cao sức khỏe.

3.3. Sử dụng thực phẩm bổ sung  kháng thể IgG, IgA trực tiếp 

Sữa non được quý như là món quà dinh dưỡng mà thiên nhiên đã ban tặng cho cuộc sống, sữa non hỗ trợ tái tạo lại hệ thống miễn dịch và kéo dài tuổi thọ, phòng ngừa lão hóa. Trong đó phải kể đến là sản phẩm sữa non Alpha lipid  và sản phẩ immufort của tập đoàn newimage có thành phần từ sữa non, sử dụng công nghệ độc quyền Alpha lipid, nhằm bảo vệ phân tử sữa non thiết yếu, giúp tối đa hóa việc nâng cao hệ miễn dịch, phòng bệnh một cách hiệu quả.

Sử dụng sản phẩm sữa non Alpha lipid giúp nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất

Ngoài ra sữa non Alpha lipid  và immufort  có những lợi ích khác đem lại sức khỏe và đẩy lùi bênh tật cho bạn 
•    Nhờ có kháng thể tự nhiên igG, giúp nâng cao hệ miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả
•    Giảm thiểu viêm nhiễm khuẩn như: Viêm đường hô hấp, viêm xoang, viêm loét dạ dày, viêm khớp dạng thấp.
•    Cải thiện các triệu chứng người hay mệt mỏi, ể oải, suy nhược cơ thể.
•    Cung cấp Canxi ion giúp tăng cường sức khỏe xương - cơ - khớp.
•    Khôi phục sụn xương, giảm thiểu thoái hóa, loãng xương, đồng thời tái tạo, phục hồi bảo vệ các khối cơ - xương, cải thiện các vấn đề đau nhức xương khớp.

®Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng