Béo phì là gì? Những nguyên nhân gây nên bệnh béo phì thường gặp nhất hiện nay
02/01/2023
Hiện nay tình trạng thừa cân dẫn đến béo phì đang ngày càng gia tăng với tốc độ đáng báo động ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Nếu không được kiểm soát tốt thì đây thực sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai, làm giảm tuổi thọ và giảm chất lượng cuộc sống của con người, kéo theo đó là một loạt hệ lụy về các bệnh mãng tính khác như: Cao huyết áp, suy tim, đái tháo đường, ung thư...Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh béo phì và những nguyên nhân gây bệnh béo phì.
1. Định nghĩa béo phì là gì?
Để xác định tình trạng hiện tại của cơ thể có đang bị béo phì hay suy dinh dưỡng thì người ta dùng chỉ số BMI. Theo tổ chức Y tế thế giới cho rằng, khi một người trưởng thành có chỉ số khối cơ thể BMI từ 25 đến 29,9 được cho là thừa cân. Nếu chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30 thì được gọi là béo phì.
Công thức BMI được áp dụng cho cả nam và nữ và chỉ áp dụng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi), không áp dụng cho phụ nữ mang thai, vận động viên, người già và có sự thay đổi giữa các quốc gia.
♦ Cách tính chỉ số khối cơ thể BMI như sau:
Chỉ số BMI còn được gọi là chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index). Dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng. Chỉ số này được đề ra lần đầu tiên vào năm 1832 bởi một nhà khoa học người Bỉ. Công thức tính chỉ số BMI chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng.
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2] |
Trong đó: Chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.
Dưới đây là bảng phân loại mức độ gầy - béo của một người dựa vào chỉ số BMI. Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á.
Phân loại | BMI(Kg/m2) - WHO | BMI(Kg/m2) - IDI & WPRO |
Cân nặng thấp (gầy) | < 18,5 | |
Bình thường | 18,5 - 24,9 | 18,5 - 22,9 |
Thừa cân | ≥ 25 | ≥ 23 |
Béo phì | 25 - 29,9 | 23 - 24,9 |
Béo phì độ I | 30 - 34,9 | 25 - 29,9 |
Béo phì độ II | 35 - 39,9 | ≥ 30 |
Béo phì độ III | ≥ 40 |
Bảng phân loại mức độ gầy - béo của một người dựa vào chỉ số BMI
Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á thì BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9. Ngoài ra bạn có thể tính nhẩm nhanh cân nặng lý tưởng của mình dựa vào chiều cao theo cách sau:
• Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 9 rồi chia 10
• Mức cân tối đa = Bằng số lẻ của chiều cao (tính bằng cm)
• Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 8 rồi chia 10
Ví dụ nếu bạn cao 1,7m, tức 170 cm thì :
• Cân cân nặng lý tưởng của bạn là: 70 x 9: 10 = 63kg
• Cân nặng tối đa là: 70kg
• Cân nặng tối thiểu là: 70 x 8 :10 = 56kg
Do đó, chỉ cần dựa vào số lẻ chiều cao, bạn có thể nhận định ngay mức cân nặng tối đa cho phép. Nếu bạn vượt qua mức cân nặng tối đa tức là bạn đã bị thừa cân.
Béo phì được tính theo chỉ số khối cơ thể BMI
2. Những nguyên nhân gây nên bệnh béo phì
Theo thống kê của WHO năm 2018 số trẻ em và thanh thiếu niên béo phì ở độ tuổi từ 5-19 tăng gấp 10 lần trong bốn thập kỷ qua.
Kết quả điều tra thừa cân - béo phì ở người Việt Nam 25-64 tuổi năm 2019: tỷ lệ thừa cân/béo phì (BMI > 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%.
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì, nhưng sau đây là những nguyên nhân chính gây ra bệnh beo phì ở Việt Nam chúng ta.
2.1. Béo phì do yếu tố di truyền
Bệnh béo phì có mối liên quan chặt chẽ đến yếu tố di truyền, người ta thống kê rằng, trong gia đình nếu cả cha và mẹ bị bệnh béo phì thì có 40-70% nguy cơ con bị bệnh béo phì. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân gen di truyền, thì bệnh béo phì còn là do ảnh hưởng của thói quen ăn uống giống nhau giữa các thành viên trong gia đình.
Có 40-70% nguy cơ con bị bệnh béo do ảnh hưởng yếu tố gia đình
2.2. Béo phì do rối loạn nội tiết tố và chuyển hóa
Những người bị bệnh rối loạn nội tiết và chuyển hóa như mãn kinh, rối loạn chuyển hóa đường, rối loạn mỡ máu sẽ kích thích tạo mô mỡ, đây chính là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Các mô mỡ hình thành trong cơ thể khiến cho sự gia tăng nhu cầu về chất đường, kéo theo gia tăng nhu cầu Insulin, sự gia tăng hai chất này lại kích thích tạo mô mỡ và hình thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị
2.3. Béo phì do ăn uống chưa đúng cách
Chế độ ăn uống chính là những yếu tố hàng đầu tác động đến trọng lượng và sức khỏe của chúng ta và đó cũng chính là lý do phổ biến nhất gây ra bệnh béo phì. Những người có chế độ ăn nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có gas,… sẽ dẫn tới thừa năng lượng và tích tụ.... Các năng lượng này không được chuyển hóa thành năng lượng, và chuyển thành các mô mỡ, dần trở thành thừa cân, béo phì.
2.4. Béo phì do cơ thể thiếu vận động
Nếu có lối sống ít vận động, bạn có khả năng béo phì cao hơn bình thường. Khi năng lượng không được đốt cháy bằng cách vận động, phần dư thừa sẽ tích tụ dưới dạng mỡ thừa.
Theo các nghiên cứu, lượng thời gian ngồi trước máy tính có liên quan đến lượng cân nặng tăng thêm. Do đó, để phòng tránh béo phì, bạn nên cố gắng vận động thay vì chỉ ngồi một chỗ
2.5. Béo phì do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc chống loạn thần… ngoài tác dụng chính thì có tác dụng phụ khác là gây béo phì. Các loại thuốc này có thể ảnh hưởng tới hoạt động của cơ thể và não bộ, giảm tỷ lệ trao đổi chất, đốt cháy năng lượng hoặc làm tăng cảm giác thèm ăn
Thuốc tây ngoài công dụng chính, còn gây ra tác dụng phụ béo phì
2.6. Béo phì do yếu tố tuổi tác
Béo phì có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Tuy nhiên, khi càng lớn tuổi, các hormone thay đổi sẽ khiến bạn dễ béo phì hơn. Ngoài ra, lượng cơ thường giảm khi bạn già đi. Hiện tượng này sẽ làm giảm sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể và vì vậy càng lớn tuổi dễ làm bạn tăng cân hơn.
3. Thừa cân và bệnh béo phì gây ra những hậu quả gì?
BMI tăng là một yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh không truyền nhiễm như:
-
Bệnh tim mạch (chủ yếu là bệnh tim và đột quỵ) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong năm 2012
-
Bệnh tiểu đường
-
Rối loạn cơ xương khớp (đặc biệt là viêm xương khớp - một bệnh thoái hóa khớp rất cao)
-
Một số bệnh ung thư (bao gồm nội mạc tử cung, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, gan, sỏi mật, thận và đại tràng).
Béo phì gây ra bẹnh tim mạch
-
Thừa cân ở trẻ em có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh béo phì, tử vong sớm và tàn tật ở tuổi trưởng thành cao hơn. Nhưng ngoài việc tăng nguy cơ trong tương lai, trẻ béo phì còn gặp khó khăn về hô hấp, tăng nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, các dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch, kháng insulin và ảnh hưởng tâm lý.
4. Các giải pháp phòng bệnh béo phì hiệu quả
Để phong bệnh béo phì hiệu quả, ngoài các nguyên nhân không thay đổi được như yếu tố di truyền, tuổi tác…Thì chúng ta nên dựa trên những nguyên nhân gây béo phì để phòng.
4.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Để phòng bệnh béo phì do ăn uống, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra những nguyên tắc chung để xây dựng thực đơn cho người béo phì như sau:
• Cắt giảm lượng thức ăn đã qua chế biến hoặc chứa nhiều đường và chất béo.
• Tăng cường tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau quả.
• Chọn những món ăn chứa ít calo.
• Không nên ép bản thân vào chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt do có thể khiến thiếu vitamin hoặc mắc
các bệnh lý khác.
• Ở những trường hợp béo phì nặng, bạn nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ đốt cháy năng lượng, cân bằng dưỡng chất để giảm cân an toàn và hiệu quả chẳng hạn như sản phẩm Alpha lipid SDII. Thực phẩm Alpha lipid SDII là sản phẩm rất cao cấp của tập đoàn Newiamge giúp cân bằng dinh dưỡng, quản lý cân nặng, nhanh chóng đem lại vóc dáng cân đối và thân hình lý tưởng.
Sản phẩm Alpha lipid SDII giúp bạn kiểm soát can nặng an toàn, hiệu quả
4.2. Tăng cường hoạt động thể chất
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến khích bạn nên vận động nhẹ nhàng trong 60 – 90 phút mỗi ngày trong tuần. Những bài tập phù hợp để bắt đầu bao gồm:
• Bơi lội.
• Đi bộ nhanh hoặc chạy bộ.
• Đi thang bộ thay vì thang máy.
• Đi bộ những đoạn ngắn thay vì đi xe.
• Làm việc nhà, làm vườn ....
Tăng cường vận động, giúp giảm cân hiệu quả
4.3. Nên ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc có thể giúp bạn tăng cường đốt cháy calo, giảm cân và ngăn ngừa tăng cân. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ngủ đủ giấc và việc giảm cân. Một nghiên cứu trên 68.183 phụ nữ cho thấy, những người ngủ từ 5 tiếng trở xuống mỗi đêm trong vòng 16 năm có nhiều khả năng tăng cân hơn những người ngủ lâu hơn 7 tiếng mỗi đêm.
®Thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.
Xem thêm