Nguồn gốc ý nghĩa và lễ cúng ông Công ông Táo năm 2025
Hàng năm, theo quan niệm của người Việt thì đúng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình của gia chủ cho Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.
1. Nguồn gốc ông Công, ông Táo
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ và hình thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo. Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép có nội dung chính được tóm tắt như sau:
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:
- Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
- Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
- Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần
2. Ý nghĩa của việc cúng ông Công, ông Táo
Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.
Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.
Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao... thả. Bởi ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.
3. Lễ vật (mâm) cúng ông Công ông Táo
Tùy theo từng gia cảnh, các gia chủ có thể làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn ông Táo Quân. Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:
- Mũ ông Công ông Táo: Ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.
- Hương, đèn, nến.
- Lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi.
- 3 cặp hài
- 3 con cá chép vàng
- 3 bộ quần áo ông Công ông Táo
Để đơn giản, có khi người Việt chỉ cúng tượng trưng một chiếc mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hài bằng giấy.
- Gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)
- 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
- 1 bát canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)
- 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò
- 1 đĩa chả rán, thịt đông
- 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho
- 1 đĩa trái cây
- 1 ấm trà sen, 3 chén rượu
Nhiều gia đình có thể cúng thêm các món chè theo đặc trưng vùng miền và các loại bánh trái khác nhau.
Mũ ông Công , ông Táo gồm ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà)
Những đồ vàng mã như mũ, áo, hài và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho ông Công, ông Táo.
4. Thời gian cúng ông Công, ông Táo năm 2025 linh thiên nhất
Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Ngọc Hoàng định đoạt công, tội. Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới, nên cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách trang trọng.
Năm nay, theo lịch âm dương, lễ cúng ông Công ông Táo rơi vào thứ Ba, ngày 23 tháng chạp âm lịch, tức ngày 22/01/2025 dương lịch.
Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng chạp là thời điểm các Thần bếp quy tụ để chuẩn bị về trời. Nên đây được coi là khung giờ linh thiêng. Vì vậy việc cúng ông Công, ông Táo phải cúng trước giờ này, tức là phải cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp.
Năm nay, ngày 23 tháng chạp (tức 22/01/ dương lịch): Là ngày Tùng bách Mộc, Tư Mệnh Hoàng Đạo.
Giờ tốt cúng ông Công ông Táo năm 2025: Giờ tốt hoàng đạo Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h).
Vì thế, gia đình mà có thể chọn 1 trong 3 khung giờ trên để cúng tiễn đưa ông táo về trời. Tốt nhất là cúng Táo Quân vào đầu giờ ngọ khoản 11 giờ nhưng không được quá 12 giờ.
Lễ vật cúng ông công, ông táo
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu Trời.
Lưu ý quan trọng:
Không nên cúng muộn hơn 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, vì theo quan niệm dân gian, giờ Ngọ (11h - 13h) là thời điểm các Táo quân sẽ khởi hành về trời. Nên tuyệt đối không cúng sau giờ này ngày 23 tháng chạp, vì thời gian này các Táo đã rời hạ giới.
5. Văn khấn cúng ông Công, ông Táo năm 2025 chuẩn
Đừng quên thường xuyên truy cập website https://cuongfoods.com/ để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé
®Thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.
Xem thêm