Lê cúng Ông Táo năm Ất Tỵ 2025 chi tiết

Theo truyền thống của người Việt, ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cỗ cúng thì bài văn khấn ông Công ông Táo cũng là điều được nhiều người quan tâm. Lễ cúng ông Công ông Táo về trời không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng cần phải trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng của gia chủ. Vì vậy sau đây là lễ cúng ông Công ông Táo năm Ất Tỵ 2025 chi tiết 

1. Nguồn gốc của cúng ông Công ông Táo

Ông Công ông Táo trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, ngày nay được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” - vị thần đất, vị thần nhà và vị thần bếp núc. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.

Sự tích ông Công, ông Táo

Truyện kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao, tuy ăn ở mặn nồng thiết tha với nhau nhưng mãi không có con. Vì vậy, Trọng Cao dần dần kiếm cớ gây chuyện và xô xát dằn vặt vợ mình.

Cho đến một hôm chỉ vì chuyện nhỏ mà Trọng Cao biến thành chuyện lớn đánh Thị Nhi và đuổi ra khỏi nhà. Thị Nhi vì thế mà bỏ nhà đi lang thang đến một nơi xứ khác, sau đó gặp và phải lòng Phạm Lang. Sau đó, hai người này kết duyên thành vợ chồng. Còn Trọng Cao sau đó nguôi giận, ân hận vì đã đuổi vợ nhưng lúc đó Thị Nhi đã bỏ đi xa rồi. Vì quá day dứt và nhớ nhung người vợ của mình, Trọng Cao đã lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, Trọng Cao tìm mãi mà không thấy, trong tay thì không còn gì, gạo hết, tiền hết nên anh phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Tình cờ sau đó Trọng Cao đã ăn xin đúng nhà của Thị Nhi. Nhân lúc Phạm Lang không có ở nhà và nhận ra chồng cũ, Thị Nhi mời Trọng Cao vào nhà, nấu cơm mời anh. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về, Thị Nhi sợ chồng nghi oan nên đã giấu Trọng Cao dưới đống rạ sau vườn. Trọng Cao khi đó vì quá mệt nên đã ngủ thiếp đi và không biết gì.

Sự tích ông Công, ông Táo

Sự tích ông Công ông Táo

Không may mắn khi đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng, thấy lửa cháy nên Thị Nhi đã lao mình vào đống lửa cứu Trọng Cao. Phạm Lang khi đó thương vợ nên cũng nhảy theo vào cứu và cả ba đều chết trong đống lửa.

Ngọc Hoàng thương tình thấy cả 3 người khi còn sống đều có nghĩa có tình nên phong cho làm vua Bếp (hay còn gọi là Định phúc Táo Quân). Khi đó, gia đình Táo gồm 1 bà 2 ông, Phạm Lang được phong là Thổ Công trông coi nhà cửa, Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc đất đai trong nhà và Thị Nhi là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa, bếp núc. Ngoài việc định đoạt may, rủi, phúc, họa của gia chủ thì các vị Táo này còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hằng năm, ngày 23 tháng Chạp (ngày Táo Quân lên chầu trời), ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm để Thiên Đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

2. Ý nghĩa của việc cúng ông Công ông Táo 

Theo quan niệm dân gian, mỗi gia đình đều có ba vị "Thần Táo" hay còn gọi là Táo Quân, Táo Quân không chỉ là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ mà còn là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, tục cúng ông Công, ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự bình an, ấm no, đầy đủ. Nên vào ngày 23 tháng chạp hằng năm, mọi gia đình đều sắp lễ vật trang trọng để cúng ông Công, ông Táo. 

Ngoài ra người Việt Nam xưa còn quan niệm rằng vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng về những chuyện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế gia đình làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất trang trọng với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi. 

3. Cúng ông Công, ông Táo giờ thời gian nào tốt nhất ?

Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Ngọc Hoàng định đoạt công, tội. Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới, nên cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách trang trọng.

Năm nay, theo lịch âm dương, lễ cúng ông Công ông Táo rơi vào thứ Ba, ngày 23 tháng chạp âm lịch, tức ngày 22/01/2025 dương lịch.

Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng chạp là thời điểm các Thần bếp quy tụ để chuẩn bị về trời. Nên đây được coi là khung giờ linh thiêng. Vì vậy việc cúng ông Công, ông Táo phải cúng trước giờ này, tức là phải cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp.

Năm nay, ngày 23 tháng chạp (tức 22/01/ dương lịch): Là ngày Tùng bách Mộc, Tư Mệnh Hoàng Đạo.

Giờ tốt cúng ông Công ông Táo năm 2025: Giờ tốt hoàng đạo Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h).

Vì thế, gia đình mà có thể chọn 1 trong 3 khung giờ trên để cúng tiễn đưa ông táo về trời. Tốt nhất là cúng Táo Quân vào đầu giờ ngọ khoản 11 giờ nhưng không được quá 12 giờ. 

4. Lễ vật cúng ông Công, ông Táo gồm những gì?

Tùy theo từng gia cảnh, các gia chủ có thể làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn ông Táo Quân. Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:

  • Mũ ông Công ông Táo: Ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.
  • Hương, đèn, nến.
  • Lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi.
  • 3 cặp hài
  • 3 con cá chép vàng
  • 3 bộ quần áo ông Công ông Táo

Để đơn giản, có khi người Việt chỉ cúng tượng trưng một chiếc mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hài bằng giấy.

  • Gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)
  • 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
  • 1 bát canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)
  • 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò
  • 1 đĩa chả rán, thịt đông
  • 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho
  • 1 đĩa trái cây
  • 1 ấm trà, 3 chén rượu

Nhiều gia đình có thể cúng thêm các món chè theo đặc trưng vùng miền và các loại bánh trái khác nhau.

Hướng dẫn cúng ÔNG CÔNG ÔNG TÁO đơn giản [ CHÍNH XÁC]

Mâm cúng tiễn đưa ông Công ông Táo

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Lưu ý quan trọng:

Không nên cúng muộn hơn 12h trưa ngày 23 tháng chạp, vì theo quan niệm dân gian, giờ Ngọ (11h - 13h) là thời điểm các Táo quân sẽ khởi hành về trời. Nên tuyệt đối không cúng sau giờ này ngày 23 tháng chạp, vì thời gian này các Táo đã rời hạ giới. 

5. Bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo 

Bài văn khấn cúng ông công ông táo

6. Những điều kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo

Trước khi đọc văn khấn bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự, để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.

- Đọc văn khấn phải đọc với thái độ nghiêm túc, thành tâm, đọc to, rõ ràng, rành mạch.

- Không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

- Không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp

- Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp

- Không thả cá chép từ trên cao xuống

Ngoài ra, việc chuẩn bị mâm cơm cúng, lễ vật cúng, trái cây, rượu, trà... cũng quan trọng không kém trong nghi thức tiễn ông Công ông Táo về trời.

Tiễn ông Táo về trời là phong tục truyền thống của người Việt vào những ngày cuối năm. Đây được xem là thời khắc quan trọng mà mọi người mong muốn ông Táo trình báo những vấn đề xảy ra trong năm qua và mong Ngọc Hoàng giúp đỡ gia chủ để một năm mới thuận lợi hơn.

Đừng quên thường xuyên truy cập website https://cuongfoods.com/ để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé

Bạn đọc có thể tham khảo thêm

Bài văn khấn cúng giao thừa năm 2025 chuẩn nhất

♦ Bài cúng giao thừa [TRONG NHÀ] ngắn gọn chuẩn nhất năm 2025

♦ Hướng dẫn cúng ÔNG CÔNG ÔNG TÁO đơn giản [ CHÍNH XÁC] nhất năm 2025

 Bài cúng giao thừa [NGOÀI TRỜI] ngắn gọn chuẩn nhất năm 2025

♦ 49 câu chúc tết [HAY] và [Ý NGHĨA] đem lại nhiều tài lộc năm mới

♦ Những việc cần làm trước và trong ngày đầu năm mới 2025 để cả năm nhận được nhiều May Mắn Tài Lộc

®Thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng