Nghệ (curcuma longa)

Nghệ (curcuma longa) ngoài công dụng làm gia vị, “mỹ phẩm” chăm sóc da thì nghệ vàng còn được sử dụng làm dược liệu. Thành phần hợp chất curcuminoid của củ nghệ được sử dụng trong Protandim® Nrf2 Synergizer®. Nhờ có mùi thơm nồng, tính ấm nên nghệ thường được dùng phổ biến trong các bài thuốc cổ truyền.

I. Thông tin chung về Nghệ 

1. Nghệ là gì?

Nghệ  là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, có củ (thân rễ) dưới mặt đất. Nó có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ, và cần nhiệt độ từ 20 độ C đến 30 độ C (68 độ F và 86 độ F) và một lượng mưa hàng năm đáng kể để phát triển mạnh. Cây được thu hoạch hàng năm để lấy phần củ, và được nhân giống từ một phần trong số củ đó vào mùa sau.

  • Tên gọi khác: Khương hoàng, uất kim hương
  • Tên khoa học: Curcuma zanthorrhiza Roxb. – Curcuma xanthorrhiza Dietr
  • Họ: Gừng (Zingiberaceae)

2. Mô tả cây Nghệ

Nghệ là một loại thực vật thân thảo lâu năm, mà có thể đạt đến chiều cao 1 mét. Cây tạo nhánh cao, có màu vàng cam, hình trụ, và thân rễ có mùi thơm. Các lá mọc xen kẽ và xếp thành hai hàng. Chúng được 1 thành bẹ lá, cuống lá và phiến lá. Từ các bẹ lá, thân giả được hình thành. Cuống lá dài từ 50 – 115 cm. Các phiến lá đơn thường có chiều dài từ 76 – 115 cm và hiếm khi lên đến 230 cm. Chúng có chiều rộng từ 38 – 45 cm và có dạng hình thuôn hoặc elip và thu hẹp ở chóp.

Thông tin chung về Nghệ 

Thông tin chung về Nghệ 

3. Thành phần có trong củ nghệ 

Các thành phần hóa học quan trọng nhất của nghệ là một nhóm các hợp chất được gọi là curcuminoid, trong đó bao gồm curcumin (diferuloylmethane), demethoxycurcumin, và bisdemethoxycurcumin. Hợp chất được nghiên cứu nhiều nhất là curcumin, tạo thành 3.14% (theo lượng trung bình) bột nghệ. Ngoài ra còn có các loại tinh dầu quan trọng khác như turmerone, atlantone, và zingiberene. Một số thành phần khác là các loại đường, protein và nhựa. 

Củ nghệ chứa khoảng 5% tinh dầu và đến 5% curcumin, một dạng polyphenol. Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, với ký hiệu C.I. 75300, hay Natural Yellow 3. Tên hóa học của nó là(1E,6E)-1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1,6-heptadien-3,5-dion.

II. Những lợi ích của Củ nghệ đối với sức khỏe

Ở Tamil Nadu, nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền hàng ngàn năm như một phương thuốc chữa các bệnh về dạ dày và gan, cũng như thường dùng để chữa lành các vết loét, do những tính chất kháng khuẩn cơ bản của nó. Trong hệ thống y học Siddha (từ năm 1900 TCN), nghệ là thuốc chữa một số bệnh và tình trạng như ở da, phổi, hệ thống tiêu hóa, đau nhức, các vết thương, bong gân, và các rối loạn ở gan. Nước ép nghệ tươi thường được sử dụng trong nhiều tình trạng về da, bao gồm cả bệnh chàm, thủy đậu, bệnh zona, dị ứng, và ghẻ

Ngoài ra Nghệ (curcuma longa) có một số lợi ích sau:

1. Chống viêm

Một số nghiên cứu của Tổ chức Viêm khớp cho thấy nghệ có tính giảm viêm. Tính chống viêm của nghệ giúp giảm sự trầm trọng của tình trạng sưng đau ở ổ khớp bị viêm. Tổ chức Viêm khớp khuyến nghị sử dụng 400 - 600mg nghệ/tối đa 3 lần/ngày nếu bạn muốn giảm viêm khớp. 

2. Giảm đau

Nghệ thường được sử dụng như một loại thuốc giảm đau, đặc biệt là đau do viêm khớp. Một nghiên cứu được thực hiện trên những người viêm khớp gối cho thấy, dùng 800mg nghệ dạng viên nang mỗi ngày có tác dụng giảm đau tương tự ibuprofen. 

3. Giảm triệu chứng khó tiêu

Nghệ giúp giảm triệu chứng khó tiêu ở một số đối tượng bị đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích, ợ hơi, chán ăn, buồn nôn. Nguyên nhân bởi vì curcumin - hoạt chất chính trong nghệ có tác dụng tương tự omeprazole - thuốc làm giảm acid trong dạ dày. 

4. Hỗ trợ điều trị loét miệng

Curcumin trong nghệ có tác dụng ngăn ngừa sưng tấy và hỗ trợ trị viêm loét miệng trong quá trình xạ trị ung thư. Người ta thường dùng nghệ để trị viêm loét miệng dưới dạng viên ngậm hoặc nước súc miệng. 

5. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Nghệ là thành phần chính trong bột cà ri bởi nó giúp tăng thêm hương vị cho món ăn. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, nghệ hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Y học phương Tây sử dụng nghệ nhằm làm giảm viêm ruột, giảm tính thấm của ruột và hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích. 

Nghệ hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

Nghệ hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

6. Cải thiện chức năng gan

Nghệ có tính chống oxy hóa mạnh. Nhờ đó, nó giúp bảo vệ gan khỏi sự xâm nhập của các chất độc, hỗ trợ điều trị tiểu đường và các bệnh khác gây tổn thương gan. 

7. Cải thiện sức khỏe não bộ

Ngay cả ở tuổi trưởng thành, các tế bào thần kinh của não vẫn có khả năng hình thành các kết nối mới, nhân lên và tăng về số lượng ở một số khu vực nhất định của não. Một trong những động lực chính của quá trình này là yếu tố dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF), đóng vai trò trong trí nhớ và học tập.

Nhiều tình trạng rối loạn não phổ biến có liên quan đến việc giảm nồng độ protein BDNF bao gồm trầm cảm và bệnh Alzheimer.
Cả nghiên cứu trên động vật và con người đều phát hiện ra rằng chất curcumin trong nghệ có thể làm tăng mức BDNF trong não. Bằng cách này, nó có thể giúp trì hoãn hoặc đẩy lùi nhiều bệnh về não và sự suy giảm chức năng não do tuổi tác. Bên cạnh đó, nghệ cũng có thể giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận điều này. 

8. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nhờ vào việc cải thiện chức năng của nội mô, lớp niêm mạc của mạch máu, curcumin có thể giúp đảo ngược nhiều bước trong quá trình hình thành và phát triển bệnh tim. Nó còn làm giảm tình trạng viêm và stress oxy hóa mà có vai trò rất quan trọng trong bệnh lý tim mạch. 

9. Chống trầm cảm

Curcumin có tác động tích cực với não nhờ tăng cường chất dẫn truyền thần kinh trong não là serotonin và dopamine, giúp giảm viêm và tăng tính dẻo dai của não.

Trầm cảm làm giảm mức độ BDNF và curcumin giúp tăng mức độ protein này. Đồng thời, nó mở rộng vùng hải mã - tăng khả năng học tập, cải thiện trí nhớ. Một nghiên cứu năm 2018 cũng cho thấy curcumin giúp giảm lo lắng, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm để khẳng định điều này. 

10. Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất và chiếm đến 70% trong các trường hợp suy giảm nhận thức và hành vi không phù hợp. Curcumin có thể vượt qua hàng rào máu não và đã được chứng minh là giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng viêm và tổn thương oxy hóa đóng một vai trò là nguyên nhân trong bệnh Alzheimer và curcumin có lợi trên cả hai quá trình.

Ngoài ra, một đặc điểm chính của bệnh Alzheimer là sự tích tụ của các đám rối protein được gọi là mảng amyloid. Các nghiên cứu cho thấy rằng chất curcumin có thể giúp làm sạch các mảng amyloid này. 

11. Giảm đau trong bệnh viêm khớp

Trong một nghiên cứu ở những người bị viêm khớp, curcumin có hiệu quả giảm đau tốt hơn giả dược và tương tự các thuốc chống viêm NSAIDS. Nghệ có tác dụng giảm đau tương tự ibuprofen, nhưng không tốt bằng diclofenac. 

Nghệ hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

Nghệ hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

12. Chống lão hóa

Nếu curcumin có thể ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, tiểu đường thì nó cũng mang lại nhiều lợi ích liên quan tới tuổi tác. Bởi vì curcumin là hợp chất chống oxy hóa và chống viêm tốt, làm chậm quá trình lão hóa và trẻ hóa làn da. 

13. Ngăn ngừa ung thư

Curcumin được cho là một hợp chất chống ung thư tuyến tiền liệt, đa u tủy, ung thư tụy đầy hứa hẹn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng curcumin góp phần tiêu diệt tế bào ung thư, giảm sự phát triển các mạch máu mới trong khối u, giảm tình trạng di căn.
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy curcumin ngăn chặn ung thư ngay giai đoạn đầu như ung thư đại trực tràng. 

14. Tăng cường khả năng chống oxy hóa cho cơ thể

Curcumin là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do có hại gây lão hóa. Ngoài ra, một số nghiên cứu trên động vật và tế bào cho thấy curcumin ngăn chặn hoạt động của gốc tự do và kích thích hoạt động của các chất chống oxy hóa khác.

III. Bài thuốc sử dụng Nghệ (curcuma longa)

1. Hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Thực hiện: 

  • Nghệ đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô và tán thành bột mịn.
  • Hòa bột nghệ với mật ong, sau đó vo viên nhỏ bằng đầu đũa.
  • Để cho ráo rồi cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp. 
  • Mỗi lần dùng khoảng 3 – 6 viên hỗn hợp để cải thiện chứng đau dạ dày, ăn uống không tiêu.

2. Cải thiện chứng kinh nguyệt không đều

Thực hiện: 

  • Dùng nghệ vàng, đào nhân, xuyên khung mỗi vị 8g, ích mẫu, kê huyết đằng mỗi vị 16g và 12g sinh địa.
  • Cho các vị thuốc vào ấm, sắc với nước để uống mỗi ngày.
  • Kiên trì sử dụng khoảng 2 – 3 tuần trước khi có kinh.
  • Áp dụng khoảng 5 liệu trình hoặc cho đến khi kinh nguyệt ổn định.

3. Trị mụn nhọt trên da bằng nghệ vàng

Thực hiện: 

  • Lấy khoảng 100g nghệ vàng, 150g củ ráy dại, 150g dầu vừng, 70g sáp ong và nhựa thông.
  • Gọt vỏ củ ráy và nghệ, rửa sạch, thái mỏng và giã nát.
  • Sau đó, cho hỗn hợp này vào trong dầu vừng, nấu nhừ.
  • Tiếp tục cho nhựa thông và sáp ong vào, đun nóng, khuấy đều lên và để nguội. 
  • Phết hỗn hợp này lên giấy bản và dán vào chỗ mụn nhọt.

Bài thuốc sử dụng Nghệ (curcuma longa)

Bài thuốc sử dụng Nghệ (curcuma longa)

4. Khắc phục triệu chứng đau bụng kinh

Thực hiện: 

  • Dùng khoảng 15g nghệ vàng, 10g huyền hồ. Cả 2 đều được chích giấm.
  • Sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang, chia đều thành 3 lần uống trước bữa ăn.
  • Kiên trì uống khoảng 2 – 3 tuần trước kỳ kinh để giảm thiểu triệu chứng đau bụng.

5. Trị chứng đau bụng, trướng bụng do ăn uống không tiêu

Thực hiện: 

  • Dùng hương phụ, uất kim, sài hồ với lượng từ 9 – 12g.
  • Có thể sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 1 thang. 
  • Uống trước bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng.

6. Chữa viêm gan cấp tính do virus

Thực hiện: 

  • Lấy khoảng 12g nghệ vàng, bồ công anh, nhân trần, bạch mao căn mỗi vị khoảng 40g, 16g chi tử, hoàng liên, đại hoàng mỗi vị 9g cho vào ấm.
  • Sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang, chia thành 3 lần uống.
  • Sử dụng thuốc trước bữa ăn, uống liền 3 – 4 tuần liên tiếp.

7. Khắc phục chứng viêm gan mãn tính

Thực hiện: 

  • Lấy khoảng 4g nghệ, 12g côn bố, 12g đình lịch tử, 10g hạt bìm bìm, 10g hải tảo, 6g quế tâm cho vào ấm. 
  • Sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang, chia thuốc thành 3 lần uống trước bữa ăn.

8. Hỗ trợ điều trị sỏi gan, sỏi mật

Thực hiện: 

  • Chuẩn bị 10g đường phèn và 10g nghệ vàng.
  • Đem 2 nguyên liệu này để tán thành bột.
  • Hòa với nước uống mỗi ngày 1 lần, sử dụng trước bữa ăn.
  • Nếu có mật gấu thì có thể gia thêm để làm tăng tác dụng của bài thuốc.

IV. Những lưu ý khi sử dụng nghệ

1. Những ai không nên sử dụng nghệ vàng?

Mặc dù nghệ vàng là dược liệu lành tính, nhưng để an toàn hơn đối với sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo những đối tượng sau đây không nên sử dụng nghệ:

  • Phụ nữ mang thai
  • Bệnh nhân trào ngược dạ dày
  • Người bị thiếu máu
  • Người bị huyết áp hoặc tiểu đường
  • Bệnh nhân sỏi thận
  • Người chuẩn bị phẫu thuật

2. Tương tác thuốc

Nghệ vàng có khả năng gây ra một số tương tác bất lợi đối với các nhóm thuốc sau:

Thuốc chống đông máu: Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng chống huyết khối nên nó sẽ trở nên “nguy hiểm” hơn khi kết hợp với thuốc chống đông máu. Khi quá trình tương tác thuốc xảy ra, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị chảy máu bên trong. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng thuốc làm loãng máu thì hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng nghệ hoặc các chế phẩm từ nghệ.

Thuốc kháng histamin: Nghệ vàng có khả năng gây ra một số rắc rối khi kết hợp với nghệ vàng. Sự kết hợp này có thể dẫn đến một số triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, phát ban hoặc sốc phản vệ.

Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường: Những bệnh nhân đang trong thời kỳ sử dụng thuốc trị đái tháo đường thì cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng nghệ. Bởi nó có thể làm cho lượng đường trong máu giảm mạnh và dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng.

Thuốc kháng acid dạ dày: Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Hoa Kỳ cho biết, việc kết hợp nghệ vàng với thuốc kháng acid như cimetidin, famotidine, ranitidine và omeprazole sẽ khiến cho lượng acid trong dạ dày tăng mạnh. Đồng thời gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, tổn thương niêm mạc,… 

3. Một vài lưu ý khi sử dụng nghệ 

  • Tuyệt đối không nên sử dụng nghệ vàng khi gặp các vấn đề về túi mật.
  • Nam giới đang muốn có con thì nên thận trọng khi dùng nghệ, bởi nó có ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất sắt. Do đó, những người đang thiếu sắt hoặc đang bổ sung sắt thì cũng nên chú ý đến vấn đề này.
  • Nên sử dụng nghệ vàng đủ liều, đúng lượng và không nên lạm dụng.
  • Có thể kết hợp nghệ vàng với mật ong để làm tăng tác dụng điều trị bệnh.

Với những thông tin về Nghệ (curcuma longa) trên đây, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu và tham khảo. Mọi thông tin chi tiết, hãy trực tiếp trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

 

Tham khảo: Từ Wikipedia, và một số nguồn khác

®Thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng