Gốc tự do là gì và nó gây hại gì đến sức khỏe của bạn

Gốc tự do, trong quá trình phát triển và hoạt động của cơ thể, không chỉ là một phần quan trọng của quá trình sinh tồn mà còn đóng vai trò chủ chốt trong nhiều hoạt động sinh học cần thiết. Tuy nhiên, khi gốc tự do được tạo ra quá nhiều, chúng có thể trở thành một yếu tố gây nguy hiểm, gây ra các tác động tiêu cực và tăng nguy cơ cho sức khỏe cơ thể con người.

1. Gốc tự do là gì?

Gốc tự do là các phân tử hoặc các ion có một electron không ghép cặp, khiến chúng trở nên không ổn định và dễ dàng tấn công các phân tử khác trong cơ thể. Mặc dù gốc tự do cũng có vai trò cần thiết trong nhiều quá trình sinh học, nhưng sự tích tụ quá mức của chúng có thể gây ra tổn thương cho tế bào và đóng góp vào nhiều loại bệnh tật.

Các gốc tự do được sinh ra trong cơ thể chủ yếu từ hai nguồn:

  • Nguồn gốc nội sinh: Được tạo ra thường xuyên do chuỗi hô hấp tế bào. Chuỗi hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng cho sự hoạt động của các tế bào, năng lượng được chuyển đổi chủ yếu từ carbohydrate.
  • Nguồn ngoại sinh: Do các tác nhân phóng xạ, phản ứng viêm, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, thuốc lá, ô nhiễm môi trường và một số tác nhân khác.

Các gốc tự do này khả năng của chúng là tấn công và làm tổn thương tế bào, protein, và DNA, dẫn đến sự phá hủy không mong muốn và có thể góp phần vào sự phát triển của nhiều loại bệnh tật. Do đó, sự cân nhắc và duy trì sự cân bằng trong việc điều chỉnh hoạt động của gốc tự do là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tránh xa các tác động tiêu cực của chúng. Một số loại gốc tự do nguy hiểm gây hại cho cơ thể như: Superoxide, ozone, hydrogen peroxide, peroxy lipid, hydroxyl radical gây ra nhiều tổn thương tế bào

Hút thuốc lâ nguyên nhân sinh ra nhiều gốc tự do cho cơ thể

Hút thuốc lâ nguyên nhân sinh ra nhiều gốc tự do cho cơ thể

2. Những tác hại của gốc tự do đối với cơ thể

Gốc tự do có thể dễ dàng phản ứng với các thành phần của tế bào, qua đó các gốc tự do gây ra sự rối loạn hoạt động bình thường của tế bào, phá hủy tế bào và đẩy nhanh quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Nhiều nghiên cứu thấy sự liên quan của các gốc tự do đối với sự hình thành một số bệnh lý gồm:

  • Bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương như: Alzheimer, các chứng mất trí nhớ, bệnh parkinson.
  • Bệnh lý tim mạch do tắc động mạch gây ra.
  • Rối loạn viêm và hệ thống miễn dịch: Các bệnh tự miễn thường gặp như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.
  • Gốc tự do là tác nhân gây đột biến gen khi tấn công vào các ADN và tấn công vào các tổ chức màng, các chất sinh học trong tế bào góp phần làm tăng nguy cơ ung thư và làm cho bệnh cảnh ung thư nặng nề thêm.
  • Đục thủy tinh thể và chứng suy giảm thị lực liên quan đến tuổi tác
  • Thay đổi về ngoại hình do sự lão hóa gây ra như da mất độ căng bóng, đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn, tóc bạc, rụng tóc, móng tay yếu.
  • Liên quan tới bệnh lý đái tháo đường ở người già.

các gốc tự do gây ra bệnh tim mạch

Các gốc tự do gây ra bệnh tim mạch

Tóm lại, sự tích tụ quá mức của gốc tự do có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, từ việc làm tổn thương tế bào đến đóng góp vào sự phát triển của nhiều loại bệnh tật. Điều này làm cho việc kiểm soát và cân bằng lượng gốc tự do trong cơ thể trở nên rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể

3. Làm sao để hạn chế các gốc tự do trong cơ thể

Bình thường trong cơ thể có những enzyme chống oxy hóa, gây phá hủy các gốc tự do, tuy nhiên từ năm 20 trở đi, cơ thể suy giảm việc sản xuất các enzyme này, dẫn đến cơ thể tích tụ nhiều gốc tự do hơn. Vì vậy để hạn chế các gốc tự do trong cơ thể  thì việc kích hoạt những enzym có sẵn trong tế bào như: Enzyme Superoxide Dismutase (SOD), Catalase, Glutathione Peroxidase là điều kiện cần thiết. Đây là 3 enzyme rất quan trọng trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc chống oxy hóa và hạn chế hình thành và loại bỏ gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Cách kích hoạt enzyme nội sinh trong cơ thể XEM TẠI ĐÂY

Ngoài ra có thể bổ sung thêm các chất chống oxy hóa không có bản chất enzym như vitamin A, E, C, coenzyme Q, beta caroten, selen...
Một số biện pháp giúp phòng ngừa và loại bỏ gốc tự do gồm:

  • Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có tác dụng chống oxy hóa như vitamin A, vitamin E, vitamin C, beta caroten, selen... các chất có nhiều trong hoa quả mọng, rau xanh.... Tránh xa các chất không tốt cho cơ thể như đồ ăn có nhiều dầu mỡ, bia rượu, nước uống có gas...
  • Tránh căng thẳng stress: Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, lo âu... tập thể dục giúp giảm stress như yoga, đi bộ, học cách suy nghĩ tích cực yêu đời để tránh hình thành gốc tự do.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ từ 7-8 giờ mỗi ngày, giúp hạn chế nguy cơ hình thành các gốc tự do.
  • Tránh tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại, ô nhiễm, môi trường có nhiễm phóng xạ.
  • Có thể thông qua việc bổ sung một số thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa trong cơ thể để giảm những gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Một số thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể

Một số thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể

Khi các gốc tự do tăng nhiều trong cơ thể sẽ gây hại cho tế bào, tăng nguy cơ gây nhiều bệnh lý phức tạp. Chế độ ăn uống sinh hoạt cũng góp phần ảnh hưởng tới sự hình thành các gốc tự do. Chính vì vậy, một lối sống sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ các chất chống oxy hóa giúp hạn chế hình thành gốc tự do.

®Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng