Lợi kkhuẩn là gì? Vai trò của lợi khuẩn đối với sức khỏe đường ruột
04/01/2023
Thông thường, trong đường ruột của con người luôn có một hệ vi sinh vật đa dạng sống cộng sinh với khoảng 500 - 1.000 loài khác nhau, trong đó có đến 85% là lợi khuẩn và 15% là vi khuẩn có hại. Trong đó, phải kể đến 2 loại vi khuẩn có lợi Bifidobacterium (hay còn gọi tắt là Bifido) và Lactobacillus, chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột. Vậy lợi khuẩn là gì? vai trò của lợi khuẩn đối với sức khỏe đường ruột như thế nào?, mời quý vị xem bài viết sau
1. Lợi khuẩn(Probiotics) là gì?
Các vi khuẩn có lợi còn gọi là Probiotics. Trong cơ thể người có hai loại lợi khuẩn chính là Bifidobacteria và Lactobacillus. Bifidobacteria cư trú chủ yếu ở ruột già, còn Lactobacillus lại sống chủ yếu ở ruột non và chúng cùng thực hiện nhiệm vụ chung là ức chế các vi khuẩn gây hại, giúp tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất vào máu, đồng thời sản sinh ra các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Bifidobacteria: Chiếm 99% tổng số lợi khuẩn trong đường ruột của con người, loài vi khuẩn này thường được sử dụng trong thực phẩm và chất bổ sung. Bifidobacteria có vai trò quan trọng trong việc giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và thực hiện nhiều chức năng thiết yếu giúp hệ tiêu hóa hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp phá vỡ lactose thành các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra chúng còn sinh ra các vitamin vitamin B và chuyển đổi K1 thành vitamin K2. Do cơ thể không thể hấp thu K1 mà bắt buộc phải nhờ vào sự chuyển đổi của lợi khuẩn.
Lợi khuẩn Bifido giúp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng hiệu quả, vì chúng có tác dụng làm tăng thời gian dịu bệnh, để đường ruột có thời gian hồi phục các vết sẹo do viêm loét để lại, tạo lớp lông nhung dày bảo vệ thành ruột, chống lại các tác nhân gây hại.
Lactobacillus: Loài vi khuẩn này tạo ra lactase, enzyme giúp phân giải lactose (một loại đường trong sữa). Những vi khuẩn này cũng tạo ra axit lactic. Axit lactic giúp kiểm soát quần thể vi khuẩn có hại. Vi khuẩn Lactobacillus được tìm thấy tự nhiên trong miệng, ruột non, âm đạo.
Hình - Lợi khuẩn Bifidobacteria nhìn dưới kính hiển vi
2. Vai trò của lợi khuẩn đối với sức khỏe đường ruột?
Trong ruột cơ thể con người có chứa khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn gồm hơn 500 - 1.000 loài khác nhau, tạo thành một hệ cân bằng vi sinh đường ruột, trong đó có 85% là lợi khuẩn, 15% là hại khuẩn.
Nếu tỷ lệ này luôn được duy trì như vậy, đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng ổn định, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả, bao gồm cả hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các thành phần độc hại, kìm hãm và vô hiệu hóa vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
Ngược lại, nếu tỷ lệ giữa lợi khuẩn và hại khuẩn bị phá vỡ, thường gặp là lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn khi đó sẽ có dịp sinh sôi nảy nở, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột.
Vì vậy việc tăng cường lợi khuẩn là một việc rất cần thiết đối với sức khỏe đường ruột. Lợi khuẩn không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và bảo vệ hệ tiêu hóa, lợi khuẩn còn được biết đến với nhiều lợi ích khác như:
Hình - Lợi khuẩn hộ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
a) Tăng cường hệ miễn dịch
Từ lúc được phát hiện vào đầu thế kỷ 20 bởi nhà bác học đoạt giải Nobel người Nga Elie Metchnikoff, đến nay Probiotics (lợi khuẩn) đã được xem như một loại thần dược tự nhiên giúp con người tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa và giúp chống lại rất nhiều bệnh tật phát sinh từ bên trong.
Lợi khuẩn tăng cường miễn dịch bằng cách làm tăng sản sinh ra mucin, một protein được thấy trong nước bọt và các màng nhầy của đường ruột, giúp chống lại ma sát và bào mòn và tạo ra một môi trường không thích hợp cho vi khuẩn có hại. Chúng cũng tăng sản xuất ra các kháng thể immunoglobulin A (IgA), là các protein nhận dạng ra và chống lại các tác nhân ngoại xâm trong cơ thể.
Theo các nghiên cứu, 70% hệ miễn dịch của con người là do lợi khuẩn kiến tạo nên. Chính vì vậy, bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn sống vào tận ruột non và đại tràng sẽ giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
b) Lợi khuẩn cạnh tranh tiêu diệt hại khuẩn
Nhờ có khả năng kích hoạt và sản xuất ra các kháng thể IgA, IgG, IgM, nên lợi khuẩn tăng hoạt tính thực bào để tiêu diệt vật ngoại lai, giúp đào thải các vi sinh vật gây hại, tăng interferon γ giúp hỗ trợ các tế bào bạch cầu chống lại tác nhân gây nhiễm bệnh.
Ngoài ra lợi khuẩn sản sinh ra các chất kháng sinh (enzyme hoặc protein) tiêu diệt vi khuẩn có hại
Bên cạnh đó lợi khuẩn ức chế các vi khuẩn gây hại nhờ cơ thế hạ thấp độ pH của môi trường (bằng cách tiết axit lactic và acetic), vì vậy chúng kiểm soát vi khuẩn gây hại như: Clostridium perfringen là chủng vi khuẩn sinh ra nhiều độc tố như các amin bay hơi. Các độc tố này có thể hủy hoại ruột già bao gồm cả phần trực tràng và hậu môn, gây xưng tấy và táo bón.
c) Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và đào thải độc ruột
Lợi khuẩn kích thích cơ thể tự sản xuất enzyme tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn khó tiêu và giúp đẩy các chất thải, độc tố ra ngoài, làm mềm và ổn định phân, tạo khuôn phân mềm mượt, dễ đẩy ra ngoài.
Giúp hấp thu các chất dinh dưỡng, sản xuất vitamin nhóm B, chuyển hóa vitamin K1 thành vitamin K2 để ruột dễ hấp thu hơn, ngoài ra lợi khuẩn giúp hấp thu canxi chống loãng xương cho người già, giúp tăng hấp thu sắt và nhiều khoáng chất khác.
Lợi khuẩn sống bám lên các lông nhung, giữ lại độc tố không cho ngấm vào máu, đào thải độc tố và chất thải theo phân.
Sống bám lên các lông nhung ở thành ruột, tiết ra chất nhầy phủ đều lên thành ruột, bảo vệ niêm mạc ruột.
3) Làm gì để có được một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh?
Hiện nay đa số người mắc bệnh viêm đại tràng nhiều lần điều trị bằng các loại thuốc đặc trị, đặc biệt là kháng sinh sẽ suy giảm trầm trọng lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, nên thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch. Nguy hiểm hơn là không còn lá chắn kép bảo vệ đại tràng, vì lợi khuẩn sẽ cư trú trên các nhung mao trên thành ruột và tiết dịch nhầy bao phủ lên toàn bộ thành ruột tạo thành lá chắn kép bảo vệ, đặc biệt những ổ viêm loét mới được chữa lành nên rất dễ bị tái đi tái lại.
Lúc này người viêm đại tràng cần phải bổ sung ngay lợi khuẩn để bù đắp lượng lợi khuẩn đã bị mất đi, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và làm cho ruột trở nên khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại men vi sinh bổ sung lợi khuẩn khác nhau, thường chỉ chứa lợi khuẩn Lactobacillus hoặc nếu có thành phần Bifido thì tỷ lệ sống sót khi vào đến đại tràng còn rất thấp, vì lợi khuẩn Bifido rất dễ bị tiêu diệt khi đi qua môi trường khắc nghiệt axit của dạ dày.
Hình - sữa non Alpha lipid bổ sung Probiotics cho đường ruột
bắt được tình hình đó các nhà khoa học của New Image đã sản xuất ra dòng Sữa non Alpha lipid được sử dụng công nghệ đột phá tiên tiến Alphalipid giúp bao bọc và bảo vệ lợi khuẩn có 2 lớp màng bọc kép kháng axit đưa được hơn 95% lợi khuẩn sống xuống đến tận đại tràng. Ngoài ra trong sữa Alpha lipid còn có công thức 2 trong 1, tức chứa 28 tỷ lợi khuẩn Bifido và Lactobacillus. Vì vậy nhanh chóng cải thiện rối loạn tiêu hóa, giúp bụng dạ êm ru, nhẹ nhõm, ăn uống thoải mái, tăng cường miễn dịch một cách hiệu quả.
®Thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.
Xem thêm