Người thường xuyên mệt mỏi không thể xem thường, cảnh báo bệnh tật?

Ngày nay với xã hội ngày càng phát triển kéo theo lỗi sống, chế độ ăn uống, điều kiện sinh hoạt và môi trường làm việc thay đổi, cho nên dễ gây ra cảm giác mệt mỏi cho con người. Biểu hiện này đôi lúc thoáng lướt qua nhanh, nhưng cũng có người lặp đi lặp lại trong thời gian dài, tuy không nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng cũng đừng quá chủ quan bởi đây có thể là khởi đầu của một số bệnh lý nào đó. Để hiểu rõ hơn, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí nguyên nhân gây ra tình trạng này.

1. Định nghĩa về trạng thái mệt mỏi

Mệt mỏi là tình trạng mà những người bệnh thường xuyên gặp phải. Đây là một triệu chứng không đặc hiệu và người bệnh thường than phiền rằng họ không đủ sức khỏe, cảm thấy ốm yếu hoặc mất hết sinh lực. Mệt mỏi cũng là biểu hiện thường gặp trong cuộc sống hàng ngày trong cuộc sống hiện đại, chúng khiến cơ thể có cảm giác uể oải, kiệt sức, mất năng lượng, không có tinh thần lao động, học tập và làm việc. 

Hầu hết chúng ta đều từng trải qua cảm giác mỏi mệt, nó có thể xuất hiện khi bạn mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ăn uống kém, làm việc quá sức, hoặc do mắc cảm cúm hoặc mắc một số bệnh nào đó. Tuy nhiên, cảm giác mỏi mệt kéo dài liên tục khiến cơ thể mất năng lượng, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày của bạn.  Đây cũng là dấu hiệu của thói quen sinh hoạt, do tâm lý sống, chế độ ăn uống hoặc nghiêm trọng hơn là triệu chứng của bệnh lý mà bạn không ngờ tới.

Người thường xuyên mệt mỏi không thể xem thường

Mỏi mệt kéo dài có thể là do lối sống, tâm lý hoặc do bệnh lý

2. Những nguyên nhân có thể gây ra mệt mỏi

Trong cơ thể chúng ta có một "đội quân" hằng ngày luôn mang nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật, đó chính là các Kháng Thể, Kháng thể giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu một ngày ngày nào đó cơ thể bị mệt mỏi, ể oải.. Đó là dấu hiệu cảnh báo hệ thống miễn dịch của chúng ta bị suy giảm, cho nên bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhẹ như cảm cúm cho đến nguy hiểm như ung thư đều khiến cho người bệnh có cảm giác mỏi mệt. 

Nhiều người thường xem nhẹ cảm giác mỏi mệt của cơ thể, cho rằng nó sẽ khỏi khi cơ thể được nghỉ ngơi, hoặc áp chế cảm giác này bằng cách sử dụng cà phê hay trà. Song, kết quả là cảm giác này vẫn kéo dài. Để điều trị tình trạng này thì nắm rõ nguyên nhân rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mỏi mệt.

Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra mệt mỏi, được chia làm 2 nhóm: Yếu tố về lối sống và yếu tố về bệnh lý

2.1. Nguyên nhân mệt mỏi do yếu tố về lối sống

- Thiếu vận động

- Thiếu ngủ

- Buồn chán

- Thừa cân hoặc béo phì

- Căng thẳng cảm xúc

- Uống rượu thường xuyên

- Dùng các chất gây nghiện, sử dụng caffeine

- Chế độ ăn không hợp lý và thiếu bổ dưỡng.

Người thường xuyên mệt mỏi không thể xem thường

Đi bộ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng chứng hay mệt mỏi

2.2 Nguyên nhân mêt mỏi là triệu chứng của nhiều bệnh lý

Do thiếu máu: Khi bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu, quá trình trao đổi chất và cung cấp oxy tới các tế bào bị suy giảm, khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, uể oải, kiệt sức và thiếu năng lượng làm việc, học tập. Ngoài ra, bệnh thiếu máu có thể khiến bạn có cảm giác ngủ không yên giấc, ăn không ngon, đau bụng, ù tai, rụng tóc, tay chân lạnh, nhịp tim bất thường. 

Do mắc bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có lượng glucose trong máu cao. Tiểu đường khiến cho người bệnh mỏi mệt, khát nước nhiều, tiểu tiện thường xuyên, đói, sụt cân, hay cáu gắt và suy giảm thị lực. Trong đó mỏi mệt là triệu chứng đầu tiên và kéo dài nhất.

Do mắc bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động bằng cách sản xuất các hormone gọi là thyroxine, giúp điều chỉnh mức năng lượng và kiểm soát trao đổi chất. Khi các hormon tuyến giáp hoạt động không hiệu quả làm quá trình chuyển hóa bị rối loạn, sẽ khiến cho cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi. 

Do suy tuyến thượng thận: Suy tuyến thượng thận là bệnh lý ít xảy ra hơn so với tuyến giáp, nhưng nó cũng gây cho người bệnh cảm giác mỏi mệt. Đây là tình trạng khi tuyến thượng thận hoạt động không tốt. Ngoài triệu chứng mỏi mệt, suy tuyến thượng thận còn có thể khiến người bệnh giảm cân, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy và tăng sắc tố da. 

Do mắc bệnh trầm cảm: Trầm cảm là một bệnh lý về rối loạn tâm trạng, gây cảm giác buồn bực, mỏi mệt, mất hứng thú kéo dài, làm thay đổi thói quen sinh hoạt và khiến cho người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí nghĩ đến cái chết. 
Tình trạng mỏi mệt ở người bệnh trầm cảm sẽ kéo dài liên tục, nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh rất nguy hiểm, có thể gây các hậu quả nghiêm trọng khác.

Người thường xuyên mệt mỏi không thể xem thường

Trầm cảm lâu dài khiến cơ thể hay mệt mỏi 

Hội chứng mệt mỏi mạn tính: Hội chứng mệt mỏi là một dạng bệnh lý gây mệt mỏi kéo dài ở nhiều mức độ khác nhau, người bệnh thường có cảm giác uể oải. Tình trạng này không hề được cải thiện dù người bệnh đã có một khoảng nghỉ ngơi. 

Do thiếu vitamin B12: Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe não bộ, quá trình trao đổi chất và hệ miễn dịch. Các yếu tố dẫn tới thiếu vitamin B12 có thể là do thuốc tiểu đường, tuổi già, tiêu hóa và chế độ ăn nhiều thực vật.

Thiếu vitamin B12 khiến các cơ quan của cơ thể hoạt động không hiệu quả, làm cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, ủ rũ. Nếu bạn thấy cơ thể mỏi mệt kéo dài, kèm theo các biểu hiện khác như ngứa bàn tay, bàn chân, chóng mặt, mất trí nhớ, suy giảm thị lực thì có thể bạn đang thiếu vitamin B12 và cần đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Do mắc chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là một loại rối loạn của giấc ngủ, khiến người bệnh có giấc ngủ không sâu, chập chờn. Khi tỉnh dậy, có thể sẽ có cảm giác mệt mỏi do não bị đánh thức để thực hiện quá trình hô hấp. Ngưng thở khi ngủ được biểu hiện qua ngáy và có thể dẫn tới cao huyết áp, bệnh tim và nặng hơn là đột quỵ. 

Mỏi mệt có thể là do mắc chứng ngưng ngủ

Do mắc bệnh về đường hô hấp: Các chứng bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp,… cũng sẽ khiến cho cơ thể người bệnh cảm thấy mỏi mệt. Ai cũng có khả năng mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ cao vì hệ miễn dịch kém. 

Khi bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi thường xuyên, đừng nên chủ quan, đó là lúc nên kiểm tra sức khỏe. Các nguyên nhân dẫn đến mỏi mệt có thể do lối sống chưa điều độ, do tâm lý hoặc bệnh lý như trong bài viết đã trình bày. Hãy thay đổi lối sống, tìm đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này. 

Ngoài ra cảm giác mỏi mệt, kèm theo các triệu chứng ho, khó thở, đau cổ họng, đau nhức toàn thân, thì rất có thể bạn đã mắc bệnh liên quan tới hô hấp, cần được kiểm tra để được điều trị sớm.

3. Các loại thực phẩm cần bổ sung khi mệt mỏi, suy kiệt cơ thể

Sữa non Alpha lipid: Sữa non Alpha lipid có thể cung cấp lượng kháng thể dồi dào, với mỗi lon cung cấp hơn 8400 mg kháng thể, giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, cải thiện chứng mệt mỏi. Ngoài ra trong sữa non Alpha lipid cung cấp lượng canxi lớn là một yếu tố quan trọng giúp xương chắc khỏe. Khi bị mất ngủ, hãy uống một ly sữa non vào sáng sớm, tryptophan trong sữa có thể thúc đẩy sự hình thành 5-hydroxytryptamine, giúp não điều chỉnh giấc ngủ. Do đó, uống nhiều sữa non để có thể làm giảm mệt mỏi và khiến cơ thể được nghỉ ngơi.

Người thường xuyên mệt mỏi không thể xem thường

Sữa non Alpha lipid giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể

Protein từ thịt nạc

Các loại thịt đỏ có lẫn mỡ tuy có thể cung cấp protein cho cơ thể nhưng lại chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Các loại thịt nạc như thịt gà hay cá vẫn cung cấp đầy đủ protein nhưng chứa ít chất béo bão hòa hơn nên sẽ lành mạnh hơn.
Những loại cá có nhiều axit béo omega-3 như cá hồi và cá ngừ còn có thể bổ sung chất béo có lợi cho tim mạch.

Rau củ quả tươi: Thức ăn càng tươi thì càng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Vậy tại sao bạn không bổ sung cho cơ thể mệt mỏi của mình những chất dinh dưỡng từ trái cây, rau củ tươi? Những món ăn và thức uống từ chuối vừa ngon vừa có thể cung cấp năng lượng cho bạn tốt hơn cả nước uống thể thao đấy.
Chú ý: Khi mua rau củ quả, bạn hãy chọn những loại trái cây đúng mùa để tránh tình trạng bị chín ép.

Người thường xuyên mệt mỏi không thể xem thường

Ăn nhiều rau quả tưới giúp cơ thể luôn khỏe mạnh

Ngũ cốc nguyên hạt:Cũng giống như thực phẩm chế biến, carb tinh chế có trong đường và bột mì có rất ít dinh dưỡng. Vậy nên, bạn hãy chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bắp… và carb phức tạp để bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống. Bạn còn có thể làm ngũ cốc ăn sáng tại nhà bằng cách trộn yến mạch với một ít sữa, mật ong và quả mọng để duy trì vóc dáng thon thả nữa đấy.

Các loại hạt: Các loại hạt là thực phẩm thích hợp nhất khi cơ thể mệt mỏi hay đói vì nhóm thực phẩm này có thể cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng lành mạnh. Bạn có thể thử hạnh nhân, hạt điều, quả phỉ, quả hồ đào, quả óc chó, hạt hướng dương, hạt bí hay hạt chia.

Đặc biệt, hạt chia còn có nhiều carb và omega-3 có khả năng kháng khuẩn và cũng rất tốt cho tim. Bạn nên cho thêm hạt chia vào sinh tố hay sữa chua và ăn mỗi ngày để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh.

Chú ý: Để đảm bảo các lợi ích sức khỏe, bạn hãy chọn những loại hạt chưa qua chế biến hay không ướp gia vị nhé.

Người thường xuyên mệt mỏi không thể xem thường

Bổ sung các loại hạt dinh dưỡng hằng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh

Vitamin và thực phẩm bổ sung: Nếu thực phẩm không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, bạn có thể uống thêm viatmin hay thực phẩm bổ sung hằng ngày. Một số vitamin và thực phẩm bổ sung bạn có thể dùng để cải thiện mức năng lượng khi cơ thể mệt mỏi có thể kể đến là:

Cao Đảng Sâm SAPONINSEN: Cao đảng Sâm có thể cải thiện độ dẻo dai của cơ thể với các mệt mỏi về mặt tinh thần và thể chất. Một nghiên cứu cũng chỉ ra những ai Cao Đảng Sâm SAPONINSEN có khả năng giải quyết mệt mỏi hay căng thẳng tốt hơn.

CoQ10: Đây còn gọi là coenzyme Q10, là một chất có mặt ở rất nhiều bộ phận trong cơ thể như tim, thận và gan. CoQ10 giúp tế bào tạo ra năng lượng và bảo vệ bản thân khỏi tác động của quá trình oxy hóa. Khi hàm lượng chất này giảm, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi nên dùng thực phẩm chức năng chứa CoQ10 sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng hơn.

Vitamin B12: Bên cạnh vitamin B, vitamin B12 cũng giúp chuyển đổi các thực phẩm bạn ăn hằng ngày thành năng lượng. Ngoài ra, vitamin B12 còn ngừa tình trạng cơ thể mệt mỏi do thiếu máu.

Sắt: Sắt là thành phần quan trọng để cấu thành nên hemoglobin, một protein trong máu giúp mang oxy tới các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Khi thiếu sắt, bạn sẽ dễ bị thiếu máu và mệt mỏi.

Creatin: Creatin là một hợp chất thường có trong các loại thịt đỏ, thịt heo, thịt gia cầm hay cá. Hợp chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể rất nhanh nên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi rất tốt. Một nghiên cứu đã chỉ ra những ai tập luyện thường xuyên kết hợp với uống creatin sẽ có thể tập hiệu quả hơn và tạo được nhiều cơ hơn.

Citrulline: Đây là chất cung cấp oxit nitric cho cơ thể để giúp các mạch máu mở rộng hơn, từ đó cải thiện tuần hoàn máu. Điều này không chỉ giúp bạn bớt mệt mỏi mà còn giúp bạn hoạt động thể chất tốt hơn. Ngoài việc uống thực phẩm chức năng chứa citrulline, bạn có thể bổ sung oxit nitric cho cơ thể bằng bột củ dền cũng có tác dụng tương tự.

Melatonin: Đây là một hormone trong cơ thể được tạo ra nhiều vào chiều tối và giảm vào buổi sáng. Khi bổ sung hormone melatonin, bạn sẽ giảm được chứng mất ngủ nên sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi và tỉnh táo hơn.

Tyrosine: Đây là một amino axit có khả năng tăng lượng chất dẫn truyền thần kinh trong não, từ đó giúp làm tăng năng lượng và độ tập trung của bạn. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu uống các loại vitamin và thực phẩm bổ sung trên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng rất lớn tới năng lượng nên cơ thể mệt mỏi là một trong những dấu hiệu cho thấy thực phẩm bạn ăn không thực sự lành mạnh. Bạn hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng như chọn những món ăn dinh dưỡng hơn để luôn năng động và khỏe khoắn nhé.

Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về các nguyên nhân gây ra triệu chứng mệt mỏi, các loại dinh dưỡng phù hợp, giúp bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi và ngăn ngừa bệnh lý sớm.
 

®Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng