Tại sao cơ thể hay mệt mỏi mỗi ngày - Triệu chứng không thể xem thường!!!
07/04/2023
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo điều kiện sinh hoạt và môi trường làm việc thay đổi, dễ gây ra cảm giác mệt mỏi cho con người. Tuy biểu hiện không nghiêm trọng nhưng đừng quá chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu khởi đầu của một số bệnh lý nào đó. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra các nguyên nhân gây ra tình trạng này.
1. Mệt mỏi là hiện tượng như thế nào?
Mệt mỏi là biểu hiện thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, khiến cơ thể có cảm giác uể oải, kiệt sức, không có tinh thần học tập và làm việc. Hầu hết chúng ta đều từng trải qua cảm giác mỏi mệt, nó có thể xuất hiện khi bạn mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ăn uống kém, làm việc quá sức, hoặc do mắc cảm cúm.
Tuy nhiên, cảm giác mỏi mệt kéo dài liên tục khiến cơ thể mất năng lượng, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Mỏi mệt kéo dài có thể là do thói quen sinh hoạt, do tâm lý, hoặc nghiêm trọng hơn là triệu chứng của bệnh lý mà bạn không ngờ tới.
Mệt mỏi và những triệu chứng không thể xem thường
2. Các nguyên nhân có thể gây ra mệt mỏi
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phải chống lại bệnh tật sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Đó là lý do vì sao các triệu chứng nhẹ như cảm cúm cho đến nguy hiểm như ung thư đều khiến cho người bệnh có cảm giác mỏi mệt.
Nhiều người thường xem nhẹ cảm giác mỏi mệt của cơ thể, cho rằng nó sẽ khỏi khi cơ thể được nghỉ ngơi, hoặc áp chế cảm giác này bằng cách sử dụng cà phê hay trà. Song, kết quả là cảm giác này vẫn kéo dài. Để điều trị tình trạng này thì nắm rõ nguyên nhân rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mỏi mệt.
2.1. Do thiếu máu
Khi cơ thể mắc bệnh thiếu máu, quá trình trao đổi chất và cung cấp oxy tới các tế bào bị suy giảm, khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, uể oải, kiệt sức và thiếu năng lượng làm việc, học tập. Ngoài ra, bệnh thiếu máu có thể khiến bạn có cảm giác ngủ không yên giấc, ăn không ngon, đau bụng, ù tai, rụng tóc, tay chân lạnh, nhịp tim bất thường.
Vì vậy việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng có chứa sắt, chế độ ăn uống cân bằng để giảm nguy cơ thiếu máu.
2.2. Do mắc bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường có lượng glucose trong máu cao, do đường glucose không được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho hoạt động của tế bào, khi cơ thể thiếu năng lượng dễ dẫn đến cơ thể hay bị mệt mỏi.
Ngoài ra bệnh tiểu đường khiến cho người hay bị khát nước nhiều, tiểu tiện thường xuyên, đói, sụt cân, hay cáu gắt và suy giảm thị lực,... Đó là một trong những yếu tố gây nên tình trạng mỏi mệt của cơ thể.
Bệnh tiểu đường có thể gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài
2.3. Do mắc bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động bằng cách sản xuất các hormone gọi là thyroxine, giúp điều chỉnh mức năng lượng và kiểm soát trao đổi chất. Khi các hormon tuyến giáp hoạt động không hiệu quả làm quá trình chuyển hóa bị rối loạn, sẽ khiến cho cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi.
2.4. Do suy tuyến thượng thận
Suy tuyến thượng thận là bệnh lý ít xảy ra hơn so với tuyến giáp, nhưng nó cũng gây cho người bệnh cảm giác mỏi mệt. Đây là tình trạng khi tuyến thượng thận hoạt động không tốt. Ngoài triệu chứng mỏi mệt, suy tuyến thượng thận còn có thể khiến người bệnh giảm cân, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy và tăng sắc tố da.
2.5. Do mắc bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh lý về rối loạn tâm trạng, gây cảm giác buồn bực, mỏi mệt, mất hứng thú kéo dài, làm thay đổi thói quen sinh hoạt và khiến cho người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí nghĩ đến cái chết.
Tình trạng mỏi mệt ở người bệnh trầm cảm sẽ kéo dài liên tục, nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh rất nguy hiểm, có thể gây các hậu quả nghiêm trọng khác.
Bệnh trầm cảm kéo dài có thể làm cho cơ thể mệt mỏi
2.6. Hội chứng mệt mỏi mạn tính
Đúng như tên gọi, hội chứng mệt mỏi là một dạng bệnh lý gây mệt mỏi kéo dài ở nhiều mức độ khác nhau, người bệnh thường có cảm giác uể oải. Tình trạng này không hề được cải thiện dù người bệnh đã có một khoảng nghỉ ngơi.
2.7. Do mắc chứng ngưng thở khi ngủ
Đây là một loại rối loạn của giấc ngủ, khiến người bệnh có giấc ngủ không sâu, chập chờn. Khi tỉnh dậy, có thể sẽ có cảm giác mệt mỏi do não bị đánh thức để thực hiện quá trình hô hấp. Ngưng thở khi ngủ được biểu hiện qua ngáy và có thể dẫn tới cao huyết áp, bệnh tim và nặng hơn là đột quỵ.
2.8. Do thiếu vitamin B12
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe não bộ, quá trình trao đổi chất và hệ miễn dịch. Các yếu tố dẫn tới thiếu vitamin B12 có thể là do thuốc tiểu đường, tuổi già, tiêu hóa và chế độ ăn nhiều thực vật.
Thiếu vitamin B12 khiến các cơ quan của cơ thể hoạt động không hiệu quả, làm cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, ủ rũ. Nếu bạn thấy cơ thể mỏi mệt kéo dài, kèm theo các biểu hiện khác như ngứa bàn tay, bàn chân, chóng mặt, mất trí nhớ, suy giảm thị lực thì có thể bạn đang thiếu vitamin B12 và cần đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Mệt mỏi kéo dài có thể do cơ thể thiếu vitamin B12
2.9. Do mắc bệnh về đường hô hấp
Các chứng bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp,… cũng sẽ khiến cho cơ thể người bệnh cảm thấy mỏi mệt. Ai cũng có khả năng mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ cao vì hệ miễn dịch kém.
Khi bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi thường xuyên, đừng nên chủ quan, đó là lúc nên kiểm tra sức khỏe. Các nguyên nhân dẫn đến mỏi mệt có thể do lối sống chưa điều độ, do tâm lý hoặc bệnh lý như trong bài viết đã trình bày. Hãy thay đổi lối sống, tìm đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Ngoài ra cảm giác mỏi mệt, kèm theo các triệu chứng ho, khó thở, đau cổ họng, đau nhức toàn thân, thì rất có thể bạn đã mắc bệnh liên quan tới hô hấp, cần được kiểm tra để được điều trị sớm.
3. Cách khắc phục tình trạng mệt mỏi trong người
3.1. Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
Vai trò của hệ thống miễn dịch là bảo vệ con người luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh và nhiễm trùng. Khi hệ miễn dịch của cơ thể gặp những vấn đề bất thường sẽ dẫn đến một số bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Có nhiều cách để tăng cường tốt hệ miễn dịch cho cơ thể, nhưng cách tốt nhất và hiệu quả nhất là phải bổ sung trực tiếp kháng thể tự nhiên IgG. Kháng thể IgG là kháng thể nhiều nhất (chiếm hơn 70%) trong hệ miễn dịch của cơ thể, IgG tham gia vào miễn dịch bằng cách nhận diện và gắn kết virus và vi khuẩn, kích hoạt chuỗi phản ứng dẫn đến đại thực bào và các tác nhân gây bệnh. Đồng thời kháng thể igG kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh mỗi ngày.
Bổ sung kháng thể IgG giúp tăng cường sức đề kháng
Để bổ sung kháng thể IgG tự nhiên cho cơ thể không phải là một việc dễ, bởi không có nhiều loại thực phẩm, dinh dưỡng có chứa loại kháng thể tăng cường miễn dịch này. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại New zealnad đã tìm thấy trong sữa non của bò cũng chứa loại kháng thể IgG tự nhiên này, điển hình phải kể đến là sữa non alpha lipid, trong một lon sản phẩm sữa non alpha lipid bổ sung đến 8400 mg kháng thể, hàm lượng kháng thể này cao gấp 8 lần so với 1 liều kháng thể trong các bệnh viện.
3.2. Xây dựng lối sống lành mạnh
Bạn nên bắt đầu từ các thói quen sinh hoạt theo một hướng tích cực. Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, phân bổ thời gian cho học tập, làm việc một cách khoa học, từ đó bạn có thể làm việc hiệu quả, tránh gây mệt mỏi. Ngoài ra, không nên lạm dụng các chất kích thích, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
3.3. Tập thể dục và rèn luyện thể chất
Tập luyện thể dục - thể thao thường xuyên cũng là một biện pháp giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Ngồi thiền hay các bài tập yoga cũng giúp bạn giảm bớt các căng thẳng, mệt mỏi thường ngày.
Thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng
3.4. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết
Các chất dinh dưỡng giúp cơ thể luôn có đủ năng lượng để hoạt động, vui chơi, cũng như học tập và làm việc không mệt mỏi. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong đó, các thực phẩm có chứa vitamin B12 và chứa sắt là không thể thiếu.
3.5. Kiểm tra sức khỏe
Mệt mỏi là triệu chứng của các bệnh tiềm ẩn, vì vậy bạn không nên cố chịu đựng cơn mệt mỏi, mà cần tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi thấy mệt mỏi trong người thường xuyên, bạn hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có uy tín kiểm tra sức khỏe để được chẩn đoán bệnh lý nếu có. Từ đó xác định được nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp cho từng loại bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ, nhằm phát hiện các căn bệnh tiềm ẩn khi chưa có dấu hiệu ban đầu. Các bác sĩ cũng sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất để duy trì tình trạng sức khỏe ổn định, ngăn ngừa mỏi mệt do các nguyên nhân bệnh lý.
Huy vọng với những chia sẽ vừa rồi, phần não cũng giúp quý đọc giả hiểu thêm về tình trạng mệt mỏi lâu ngày của cơ thể. Ông bà ta thường nói “ sức khỏe là vàng”, vì vậy hãy giữ gìn sức khỏe bản thân thật tốt và hãy nghĩ về phương pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh.
®Thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.
Xem thêm