Suy giảm hệ miễn dịch là gì? - Các dấu hiệu nhận biết và giải pháp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể
19/05/2023
Suy giảm miễn dịch là khi cơ thể giảm hay hoàn toàn không có khả năng đề kháng với sự tấn công của các tác nhân kháng nguyên từ bên ngoài. Từ đó, cơ thể rất dễ nhiễm trùng, bị bệnh với mức độ nặng nề hơn người bình thường hay thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy suy giảm miễn dịch là gì, hãy cùng tìm hiểu những kiến thức để nhận biết tình trạng hệ miễn dịch suy giảm và chủ động bảo vệ sức khỏe.
1. Suy giảm hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch là tập hợp của các tế bào bạch cầu, lympho trong máu, hạch, tủy xương và lá lách, Hệ miễn dịch có khả năng nhận biết và tiêu diệt các tế bào bất thường xuất phát từ các mô vật chủ. Bất kỳ phân tử nào có khả năng được hệ miễn dịch nhận biết được coi là một kháng nguyên (Ag).Vị trí phân bố của hệ miễn dịch nhiều nhất là ở các “ngõ vào” của cơ thể, nhất là đường hô hấp và tiêu hóa.
Bằng cách sinh ra kháng thể hay tự tiêu diệt bằng các men tiêu hủy, cơ chế thực bào, các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào như virus, vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng sẽ bị khu trú và tiêu diệt, không gây ra bệnh được. Bất cứ nguyên nhân nào làm hệ miễn dịch bị tổn thương, không còn đảm bảo được chức năng này sẽ gọi là hội chứng suy giảm hệ miễn dịch.
Ở người trưởng thành, hệ miễn dịch được xây dựng và củng cố qua những lần mắc bệnh bằng nguyên tắc “ghi nhớ”. Sau khi tạo kháng thể phù hợp để tiêu diệt thành công một loại kháng nguyên, cơ thể sẽ ghi nhớ và sử dụng cho các lần sau khi tác nhân đó xâm nhập trở lại. Cơ chế này gọi là “miễn dịch chủ động”.
Ở trẻ sơ sinh, hệ thống miễn dịch tạm thời trong những ngày tháng đầu đời được thừa hưởng bằng dòng kháng thể nhận từ sữa mẹ. Cơ chế này gọi là "miễn dịch thụ động". Kháng thể sẽ suy giảm rất nhanh sau 6 tháng, khi bé bắt đầu cai sữa. Chính vì thế, sau mốc thời gian này, bé thường hay mắc nhiễm trùng và đây là “cơ hội” để xây dựng hệ miễn dịch chủ động cho riêng mình. Tuy nhiên, đối với một số chủng vi khuẩn có độc tính cao, gây bệnh nặng nề, cha mẹ cần “chủ động” phòng chống cho con bằng cách tiêm vaccine hoặc bổ sung kháng thể cho bé
Khi hệ miễn dịch suy giảm tăng nguy cơ mắc bệnh
Vậy nên, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, tức hệ thống bảo vệ và phòng ngự không còn nữa, mất khả năng bắt giữ và chống lại các tác nhân gây bệnh, nên cơ thể rất dễ bị các tác nhân gây nhiễm khuẩn tấn công. Lúc này, hiện tượng nhiễm trùng thường kéo dài hay lặp đi lặp lại. Về lâu ngày, các cấu trúc giải phẫu hay chức năng sinh lý của các hệ cơ quan cũng bị ảnh hưởng, suy giảm hoạt động sống
2. Nguyên nhân gây nên suy giảm miễn dịch
Nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch được phân thành 2 loại chính gồm suy giảm miễn dịch bẩm sinh và suy giảm miễn dịch mắc phải
⏺️Suy giảm miễn dịch bẩm sinh
-
Rối loạn di truyền: Những bất thường trong bộ gen được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ có suy giảm hệ miễn dịch cũng khiến đứa trẻ sinh ra dễ mắc nhiễm trùng hơn những đứa trẻ sinh ra từ cha mẹ bình thường.
-
Các rối loạn trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch như bệnh thiếu hụt tế bào B, thiếu hụt tế bào T, thiếu hụt kết hợp cả hai loại tế bào B và tế bào T, khiếm khuyết thực bào, thiếu hụt bổ thể, giảm gamma globulin trong máu... và không xác định (vô căn).
⏺️Suy giảm miễn dịch mắc phải
Được hình thành trong quá trình phát triển của cơ thể, có nhiều nguyên nhân gây nên và một số nguyên nhân phổ biến như.
-
Nhiễm HIV/AIDS: Không như các loại virus khác, HIV lại chọn kí sinh và gây tổn thương trực tiếp trên hệ miễn dịch của con người. Số lượng tế bào miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, cơ thể không chống đỡ được các bệnh lý nhiễm trùng tưởng chừng rất nhẹ nhàng nên dễ suy kiệt, tử vong.
-
Dùng corticoid, thuốc chống thải ghép, thuốc hóa trị ung thư: Các loại thuốc này làm ức chế khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch cũng như khả năng kích hoạt xảy ra phản ứng chống lại quá trình viêm nhiễm.
-
Mắc bệnh đái tháo đường: Tình trạng tăng đường huyết kéo dài hoặc bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát tốt là yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng kéo dài.
-
Hội chứng thận hư, sau phẫu thuật cắt lách, suy dinh dưỡng, suy kiệt: Đây là các tình trạng làm suy giảm nghiêm trọng số lượng tế bào miễn dịch trong máu, với cơ chế không được tạo ra, tạo ra không đủ số lượng, không hiệu quả, không đảm bảo chức năng hoặc bị thất thoát mất ra ngoài.
-
Cơ thể ít vận động, ăn uống không ngon miệng và không đầy đủ, stress và lo lắng kéo dài. Các vấn đề về sức khỏe và tâm lý mệt mỏi khiến các tế bào miễn dịch hoạt động không hiệu quả.
Hóa trị, xạ trị làm bệnh nhân ung thư suy giảm hệ miễn dịch
Nếu không có hệ thống miễn dịch hoặc hệ miễn dịch bị suy yếu thì các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng là giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe.
3. Dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch bị suy giảm
Chứng suy giảm miễn dịch tiến triển âm thầm nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Do đó, hãy chú ý nhận biết các dấu hiệu suy giảm miễn dịch để có biện pháp can thiệp và chăm sóc sức khỏe kịp thời.
Triệu chứng thường gặp khi bị suy giảm miễn dịch như sốt liên tục không rõ nguyên nhân, viêm kết mạc, viêm xoang, cảm lạnh, tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng tái đi tái lại.
Nhiễm trùng là một trong những dấu hiệu điển hình của tình trạng bị suy giảm hệ miễn dịch. Đặc điểm là tần suất nhiễm trùng cao hơn, thời gian ủ bệnh ngắn hơn, thời gian bệnh kéo dài hơn và mức độ nghiêm trọng hơn.
Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ hệ thống cơ quan nào và đôi khi xảy ra cùng lúc trên nhiều hệ cơ quan, dễ khiến cơ thể suy sụp nhanh chóng. Các triệu chứng nhiễm trùng theo hệ cơ quan là:
-
Hệ hô hấp: sốt cao, khó thở, đau ngực, khò khè, ho khạc đờm kéo dài...
-
Hệ tim mạch: đau ngực, khó thở khi nằm đầu thấp hoặc khi gắng sức, hồi hộp, tim đập nhanh...
-
Hệ tiêu hóa: tiêu chảy, tiêu phân sống, tiêu máu, đau bụng, buồn nôn – nôn ói...
-
Hệ bài tiết: tiểu buốt, tiểu đục, tiểu mủ, đau hạ vị, đau hông lưng...
-
Hệ thần kinh: lừ đừ, chậm chạp, yếu liệt tay chân, co giật, hôn mê...
-
Da niêm: sang thương da, bóng nước, viêm loét, chảy mủ...
Suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể hay mắc bệnh
Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng kéo dài làm người bệnh xanh xao, thiếu máu, nổi hạch toàn thân, mệt mỏi, gầy ốm, suy kiệt, không thể tự sinh hoạt, chăm sóc được cho bản thân mình. Nếu tình trạng này không khống chế được, nhiễm trùng gây ức chế hoạt động các cơ quan và cuối cùng dẫn đến tử vong.
4. Phương pháp phòng ngừa và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh không có khả năng ngăn chặn, tuy nhiên đối với suy giảm miễn dịch mắc phải hoàn toàn có thể ngăn ngừa thông qua việc làm giảm tối thiểu các yếu tố nguy cơ.
⏺️ Chế độ ăn uống hợp lý: Tăng cường miễn dịch cho cơ thể bạn cần bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, ăn nhiều chất béo lành mạnh, thực phẩm lên men và uống đủ nước mỗi ngày.
⏺️ Luyện tập thể thao đều đặn: Vận động đều đặn và đúng cách giúp kiểm soát các bệnh mãn tính, tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch cho cơ thể tự nhiên. Vận động nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga, đạp xe, bơi,…
Thể dục đều đặn giúp nâng cao hệ miễn dịch
⏺️ Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ tốt là điều rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn, đặc biệt là cải thiện hệ thống miễn dịch. Vì vậy, hãy ngủ đủ giấc và nâng cao chất lượng giấc ngủ mỗi ngày.
⏺️ Tiêm vắc xin phòng bệnh: Tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng thời gian quy định sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch thích nghi và tạo các kháng thể làm suy yếu sự tấn công vi khuẩn gây bệnh.
Tuy nhiên những phương pháp trên cần phải kiên trì và có thời gian lâu từ 3 đến 6 tháng mới tăng cường miễn dịch hiệu quả. Vì vậy để tăng cường miễn dịch nhanh và hiệu quả thì phải bổ sung kháng thể trực tiếp vào cơ thể
⏺️Bổ sung Kháng thể từ sữa non: Sữa non alpha lipid chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm Kháng thể, lactoferrin và các yếu tố tăng trưởng. Điều đặc biệt là sữa non alpha lipid cung cấp hơn 8400 mg Kháng thể. Kháng thể có khả năng tăng cường sự hoạt động của tế bào miễn dịch và kích thích phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Nhờ vào tính chất này, sữa non alpha lipid được có khả năng giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, bảo vệ khỏi nhiễm trùng và tăng cường khả năng phục hồi cơ thể rất tốt.
Ngoài ra lactoferrin trong Sữa non alpha lipid cũng có tác dụng kháng vi khuẩn, chống vi khuẩn và kháng nấm. Lactoferrin giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh trong cơ thể, từ đó giúp duy trì hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn.
Sử dụng sữa non alpha lipid giúp nâng cao hệ miễn dịch
Vì vậy để tăng cường miễn dịch bằng Sữa non alpha lipid, bạn có thể sử dụng sản phẩm này như một phần của chế độ ăn uống hàng ngày. Việc tiêu thụ Sữa non alpha lipid thường xuyên và kết hợp với một chế độ ăn lành mạnh và lối sống tích cực sẽ giúp tăng cường hệ miễn tốt.
Tóm lại Suy giảm miễn dịch kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, vì vậy hãy chủ động các biện pháp nâng cao sức khỏe hàng ngày và dùng Sữa non alpha lipid mỗi ngày giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
®Thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.
Xem thêm