Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân và các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Tiểu đường (hay đái tháo đường) là một trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Những số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam trong nhiều năm gần đây cho thấy rằng đây là một căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao và ngày càng phổ biến. Vậy bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân và các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết sau.

Theo Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố năm 2021, cả thế giới có tới 537 triệu người mắc đái tháo đường, tương ứng với tỷ lệ cứ 10 người lớn độ tuổi 20 - 79 tuổi có 1 người mắc đái tháo đường; cứ 6 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường trong giai đoạn phát triển thai nhi. Đặc biệt, có tới 50% số người trưởng thành mắc đái tháo đường mà không được chẩn đoán.

Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó hơn 55% bệnh nhân hiện mắc đái tháo đường đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận".

Trung bình, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân tiểu đường mắc mới, và cứ mỗi 8 giây có 1 người tử vong do căn bệnh này. Bệnh tiểu đường vẫn được coi là “đại dịch không lây nhiễm” đáng báo động trên toàn cầu. Dự kiến đến năm 2030 trên thế giới có khoảng 578 triệu người mắc bệnh.

1.  Vậy bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh có tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, gây tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Đây là nguyên nhân cản trở cơ thể chuyển hóa các chất bột đường thành năng lượng, gây ra hiện tượng đường tích tụ tăng dần trong máu. 

Lâu ngày, sự tích tụ này khiến lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và các bệnh lý khác, tổn thương các bộ phận như mắt, thận…, thậm chí tử vong. Biến chứng tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người mắc bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân và các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Kiểm tra hàm lượng đường trong máu 

2. Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được phân ra ba loại chính, đó là tiểu đường týp 1, tiểu đường týp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Bệnh tiểu đường týp 1:  Bệnh tiểu đường týp 1 là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy là nơi sản xuất insulin thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường týp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên. Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường týp 1. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường týp 1 nếu:

  • Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường týp 1.

  • Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.

  • Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.

  • Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường týp 1, nhưng cũng góp phần làm tăng tỉ lệ mắc bệnh.

  • Các nước như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường týp 1 khá cao.

Bệnh tiểu đường týp 2: Đây còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao ở người trẻ tuổi nên hiện nay độ tuổi mắc bệnh tiểu đường týp 2 ngày càng trẻ. 

Đái tiểu đường thai kỳ : Là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai từ tuần thứ 20 trở đi, bạn có thể bị tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ do rối loạn nội tiết tố hoặc cơ thể bạn không thể tổng hợp được insulin. Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở người béo phì, có gen đái tháo đường type 2. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được theo dõi kĩ càng. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự hết sau khi sinh con. 

3. Nguyên nhân gây nên các bệnh tiểu đường

Nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường ở Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng nhanh chóng là do nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này vẫn còn chưa cao. Nhiều người vẫn còn chủ quan, chưa chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và bỏ qua những triệu chứng bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu.

Bên cạnh đó, cuộc sống hiện đại trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa khiến con người ta dần trở nên lười vận động, ít quan tâm đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bản thân. Chế độ ăn uống không điều độ, ít vận động, lối sống công nghiệp hóa với các món ăn nhanh, ít dinh dưỡng, lượng calo và chất béo cao. Ngoài ra, áp lực công việc, căng thẳng thần kinh kéo dài đều là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên để biết được nguyên nhân cụ thể gây bệnh tiểu đường là gì, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.  Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Khi Glucose có trong thực phẩm bạn ăn, 1 phần được thẩm thấu vào máu và được vận chuyển vào các mô tế để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, phần còn lại được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen. Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. 

Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin. Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết. 

Nguyên nhân và các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Test đường máu phát hiện nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1:  Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường týp 1 không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có đủ insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường. 

Bệnh tiểu đường týp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ, nhưng có thể do một số nguyên nhân sau.

+ Do gen nhạy cảm: Gồm gen trong phức hợp hòa hợp mô chính (MHC) – đặc biệt HLA-DR3,DQB1*0201 và HLA-DR4,DQB1*0302, chúng xuất hiện trong > 90% bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và những gen ngoài MHC, điều hòa sản xuất và chế biến và vận chuyển insulin, nguy cơ đái tháo đường với gen MHC. Gen nhạy cảm thường phổ biến hơn ở 1 vài quần thể hơn quần thể khác và giải thích cho tỉ lệ đái tháo đường típ 1 cao hơn ở một số nhóm chủng tộc (Scandinavi, Sardinia).

+ Do tự kháng thể: Gồm glutamic acid decarboxylase, insulin, proinsulin, protein liên quan u tiết insulin, Vận chuyển kẽm ZnT8, và protein khác trong tế bào beta. Người ta cho rằng các protein này đã bộc lộ hoặc phóng thích trong quá trình tái tạo tế bào beta hoặc tổn thương tế bào beta (vd, nhiễm trùng), kích hoạt đáp ứng miễn dịch trung gian qua tế bào T dẫn tới phá hủy tế bào beta. Tế bào alpha tiết glucagon duy trì không bị tổn thương. Kháng thể của tự kháng nguyên có thể phát hiện trong huyết thanh, dường như là phản ứng (không phải nguyên nhân) cho sự phá hủy tế bào beta.

+ Do nhiều virus: (Gồm coxsackievirus, rubella virus, cytomegalovirus, Epstein-Barr virus và retroviruses) có mối liên kết với khởi phát đái tháo đường típ 1. Các virus có thể trực tiếp nhiễm trùng và phá hủy tế bào beta hoặc có thể gây phá hủy tế bào beta gián tiếp qua tiếp xúc tự kháng nguyên, kích thích phả ứng tự động của lympho bào, giống hệt phân tử tự kháng nguyên, dẫn đến kích thích đáp ứng miễn dịch, (phân tử giống hệt) hoặc cơ chế khác.

+ Do chế độ ăn: Có thể là một yếu tố phơi nhiễm của trẻ sơ sinh với sản phẩm hàng ngày (cụ thể sữa bò và sữa protein beta casein), nitrate cao trong nước uống, và hấp thụ vitamin D thấp có liên quan tới tăng nguy cơ mắc đái tháo đường típ 1. Tiếp xúc sớm (< 4 tháng) hoặc muộn (> 7 tháng) với gluten và ngũ cốc tăng sản xuất tự kháng thể đảo tụy. Cơ chế cho những liên quan này chưa rõ ràng.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường týp 2 và tiền tiểu đường: Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường týp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể do một số nguyên nhân sau.

+ Do Kháng insulin: Trong đái tháo đường típ 2 (trước gọi là khởi phát người lớn hoặc không phụ thuộc insulin), insulin tiết không đủ vì bệnh nhân có tình trạng kháng với insulin. Gan kháng insulin dẫn tới không có khả năng ức chế gan sản xuất glucose, và kháng insulin ngoại vi làm giảm nhập glucose ở ngoại vi. Phối hợp này làm tăng đường huyết lúc đói và sau ăn. Thường nồng độ insulin rất cao, đặc biệt giai đoạn sớm của bệnh. Giai đoạn muộn của đái tháo đường, sản xuất insulin có thể giảm,thêm nữa tăng đường huyết trầm trọng hơn.

+ Do rối loạn chức năng tế bào beta: Mặc dù kháng insulin là đặc trưng ở những người mắc bệnh tiểu đường típ 2 và những người có nguy cơ mắc bệnh này, nhưng cũng có bằng chứng về rối loạn chức năng tế bào beta và suy giảm bài tiết insulin tiến triển theo thời gian, bao gồm

  • Suy giảm bài tiết insulin ở giai đoạn đầu

  • Mất khả năng tiết insulin thường dễ thay đổi

  • Sự gia tăng tín hiệu bài tiết proinsulin, cho thấy quá trình xử lý insulin bị suy giảm

  • Sự tích tụ polypeptit amyloid của đảo tụy (một loại protein thường được tiết ra khi có insulin)

  • Bản thân tăng đường huyết có thể suy giảm tiết insulin, vì nồng độ glucose máu cao làm giảm nhạy của tế bào beta, gây rối loạn chức năng tế bào beta (ngộ độc glucose), hoặc cả hai.

+ Do béo phì và tăng cân: Béo phì và tăng cân có vai trò quan trọng của kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.  Do chất béo được giải phóng từ mô mỡ vào máu và được sử dụng làm nguồn năng lượng. Khi chúng không được sử dụng làm năng lượng,  chúng được lưu trữ trong mô mỡ dưới dạng chất béo trung tính và  làm tăng axit béo tự do huyết thanh. Nếu axit béo tự do trong máu cao, tình trạng tăng lipid máu hoặc tính kháng insulin có thể được chuyển biến nặng hơn, làm giảm kích thích vận chuyển glucose của insulin và hoạt động tổng hợp glucogen ở cơ. Ngoài ra, các axit béo tự do được giải phóng từ chất béo nội tạng trực tiếp vào gan. Sau đó, ở gan, chức năng sản xuất glucose (đường trong máu) từ chất béo được kích hoạt và kết quả là lượng đường trong máu cũng tăng lên.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ: Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn. Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lượng đường vận chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

4. Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường?

Hầu hết triệu chứng thường gặp của đái tháo đường sớm thường không có triệu chứng; do đó chẩn đoán có thể bị chậm nhiều năm nếu việc sàng lọc định kỳ không được thực hiện. Tăng đường huyết đáng kể hơn là gây ra glucose nước tiểu và lợi tiểu thẩm thấu, dẫn tới tiểu thường xuyên, tiểu nhiều, và khát nhiều, có thể tiển triển tới hạ huyết áp tư thế và mất nước. Mất nước nặng gây yếu, mệt, và thay đổi trạng thái tâm thần. Triệu chứng có thể thay đổi khi nồng độ glucose huyết tương dao động.

Ăn nhiều có thể liên quan đến triệu chứng của tăng đường huyết nhưng không phải triệu điển hình để bệnh nhân quan tâm. Tăng đường huyết cũng gây giảm cân, buồn nôn và nôn, và nhìn mờ, và xu hướng nhiễm khuẩn hoặc nấm. Sau đây là 12 dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường

▪️ Hay đói và mệt mỏi: Sau khi thức ăn được thu nạp, cơ thể chuyển đổi thức ăn thành glucose – nguyên liệu để các tế bào sử dụng để tạo năng lượng. Tuy nhiên, tế bào còn cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể không sản xuất đủ hoặc nếu các tế bào kháng lại insulin do cơ thể tạo ra, glucose sẽ không thể đi vào và tạo năng lượng. Hệ quả, cơ thể rơi vào trạng thái đói và mệt mỏi hơn bình thường.

Người hay mệt mỏi là một trong những nguyên nhân do bệnh tiểu đường gây ra

Người hay mệt mỏi là một trong những nguyên nhân do bệnh tiểu đường

▪️ Đi tiểu thường xuyên và liên tục khát nước: Người bình thường thường đi tiểu từ 4-7 lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường có thể đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân, thông thường, cơ thể sẽ tái hấp thu glucose khi đi qua thận. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao, thận có thể không làm tốt công đoạn này, cơ thể vì thế sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Kết quả, người bị đái tháo đường sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, kéo theo biểu hiện khát nước liên tục. Một vòng luẩn quẩn sẽ diễn ra: uống nhiều hơn và đi tiểu nhiều hơn. Đây được xem là dấu hiệu tiểu đường rõ ràng.

▪️ Khô miệng và ngứa da: Vì cơ thể đang tập trung sử dụng chất lỏng để tạo ra nước tiểu, nên độ ẩm không đủ để dùng cho những bộ phận khác. Do đó, tình trạng mất nước và khô miệng có thể xảy ra. Da không được cung cấp nước sẽ trở nên khô, dễ kích ứng và ngứa ngáy.

▪️ Nhìn mờ: Tình trạng thay đổi lượng chất lỏng trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến thủy tinh thể bị sưng lên. Biểu hiện này ảnh hưởng đến tầm nhìn khiến hình dạng của vật trở nên méo mó, suy giảm độ lấy nét.

nhìn mờ là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Nhìn mờ là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường

▪️ Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm: Cả nam và nữ mắc bệnh đái tháo đường đều có thể mắc phải các bệnh liên quan đến nhiễm trùng nấm men. Nấm men ăn glucose, vì vậy chúng sẽ phát triển nhanh ở người có mức đường cao. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở những bộ phận có nếp gấp nhờ hai yếu tố ấm và ẩm như rãnh giữa các ngón tay, ngón chân; dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục.

▪️ Vết loét hoặc vết cắt lâu lành: Khi lượng đường trong máu cao diễn ra trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và gây tổn thương dây thần kinh. Điều này khiến cơ thể khó chữa lành vết thương.

▪️ Tê bì, mất cảm giác ở chân: Cảm giác đau hay tê bì chân được xem là một biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng tổn thương thần kinh, nguyên nhân do glucose tăng cao trong máu. Tình trạng glucose tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến tay chân mà còn ảnh hưởng đến các dây thần kinh khác của cơ thể như dây thần kinh cảm giác nóng, lạnh và đau; dây thần kinh vận động (bệnh lý thần kinh ngoại biên) hay dây thần kinh kiểm soát các hoạt động của dạ dày, nhịp đập của tim… (bệnh lý thần kinh tự chủ). Tổn thương thần kinh là biểu hiện đặc trưng của bệnh thần kinh đái tháo đường. Đây cũng là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân đái tháo đường type 1 và 2. (1)

▪️ Ăn nhiều nhưng sụt cân bất thường: Khi không thể lấy năng lượng từ thức ăn, cơ thể sẽ bắt đầu “kích hoạt” quá trình đốt cháy cơ và chất béo để lấy năng lượng. Cân nặng có thể giảm dù bạn không thay đổi thực đơn dinh dưỡng. 

▪️ Buồn nôn và nôn: Khi cơ thể chuyển hóa chất béo để lấy năng lượng, một lớp hợp chất hữu cơ (ketone) sẽ được sản sinh. Những chất này có thể tích tụ trong máu, làm cho máu có tính axit. Khi tích tụ đến một mức nguy hiểm, nhiễm toan ceton do tiểu đường có thể xảy ra, có thể đe dọa tính mạng. Buồn nôn và nôn có thể được xem là biểu hiện của tình trạng nhiễm toan ceton. Người bệnh đái tháo đường có thể cần thực hiện xét nghiệm ketone thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

▪️ Gặp vấn đề về giấc ngủ (khó ngủ, ngưng thở khi ngủ…): Người mắc bệnh đái tháo đường thường có chất lượng giấc ngủ kém, bao gồm tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc buồn ngủ. Một số ngủ quá nhiều, số khác lại gặp khó khăn để ngủ đủ giấc. Ngoài ra người đái tháo đường còn gặp phải một vài rắc rối đối với giấc ngủ, như:

  • Chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là triệu chứng liên quan đến việc ngừng hoạt động thở trong khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp do đường hô hấp trên bị tắc nghẽn trong lúc ngủ, ngăn không khí đến phổi. Mức oxy trong máu xuống thấp cũng gây ảnh hưởng đến chức năng não và tim. Có đến 2/3 số người thừa cân bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

  • Hội chứng này cũng làm thay đổi các giai đoạn của giấc ngủ. Một số nghiên cứu đã nhận thấy mối liên kết giữa tình trạng xáo trộn giấc ngủ với suy giảm hormone tăng trưởng. Hormone này vốn đảm nhiệm vai trò hỗ trợ quá trình tăng trưởng của cơ thể, sửa chữa tế bào và trao đổi chất. Khi rơi vào trạng thái suy giảm, hệ lụy kéo theo là tình trạng tăng mỡ toàn thân, hình thành mỡ bụng và khó tạo cơ. Ngoài ra, hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh đái tháo đường và tình trạng kháng insulin xảy ra ở người bệnh.

Bệnh tiểu đường có thể làm cơ thể khó ngủ

Bệnh tiểu đường có thể làm cơ thể khó ngủ

▪️ Rối loại cương dương: Tình trạng thất bại thường xuyên trong quan hệ vợ chồng, trên bảo dưới không nghe đến từ nguyên nhân do đường trong máu cao kéo dài mất kiểm soát.

▪️ Viêm nướu: Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn. Khi đó, lợi sẽ là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất, viêm nướu, viêm họng, nấm…thường xuyên.

5. Các biến chứng thường gặp bệnh tiểu đường ?

Biến chứng tiểu đường phát triển theo thời gian. Bạn mắc bệnh càng lâu và lượng đường trong máu càng ít được kiểm soát tốt, biến chứng tiểu đường xuất hiện càng nhiều và phức tạp. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không điều trị được hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng. Một số trường hợp tiêu biểu như:

▪️ Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh): Mức đường dư có thể làm tổn thương các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa, tê, rát hoặc đau nhức thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan rộng lên trên. Nếu không được điều trị, bạn có thể mất cảm giác hoàn toàn ở chân tay. Thiệt hại cho các dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa có thể gây ra vấn đề với buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, bệnh có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

▪️ Bệnh tim mạch: Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch khác, bao gồm bệnh động mạch vành kèm đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ và hẹp động mạch (xơ vữa động mạch). 

Bệnh tiểu đường có thể biến chứng gây bệnh tim

Bệnh tiểu đường có thể biến chứng gây bệnh tim

▪️ Tổn thương thận (bệnh thận): Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu) để lọc chất thải ra khỏi máu của bạn. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh tế này. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận hoặc ghép thận.

▪️ Tổn thương mắt (bệnh võng mạc): Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp.

▪️ Tổn thương chân: Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém đến chân làm tăng nguy cơ mắc biến chứng chân khác nhau. Nếu không được chữa trị, vết cắt và mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, thường rất khó lành và có thể phải đoạn chi.

▪️ Các tình trạng da:  Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị các vấn đề về da hơn, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.

▪️ Khiếm thính: Người mắc bệnh tiểu đường hay gặp vấn đề về thính lực.

▪️ Bệnh Alzheimer:  Bệnh tiểu đường týp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn càng kém thì nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường càng lớn.

6. Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường típ 2 gồm:

  • ≥ 35 tuổi

  • Thừa cân hoặc béo phì

  • Lối sống ít vận động

  • Tiền sử gia đình có đái tháo đường típ 2

  • Tiền sử có suy giảm điều hòa glucose (tiền đái tháo đường)

  • Đái tháo đường thai kì hoặc cân nặng sau sinh > 4,1 kg

  • Tăng huyết áp

  • Rối loạn lipid máu (cholesterol lipoprotein mật độ cao [HDL] < 35 mg / dL [0,9 mmol / L] hoặc mức chất béo trung tính > 250 mg / dL [2,8 mmol / L])

  • Tiền sử bệnh tim mạch

  • Hội chứng buồng trứng đa nang

  • Chủng tộc hoặc dân tộc Phi, Tây Ban Nha, Mỹ gốc Á hoặc Mỹ da đỏ

  • Bệnh gan nhiễm mỡ

Nhiễm HIV
Người ≥ 35 tuổi và tất cả người lớn với các yếu tố nguy cơ mô tả trên nên được sàng lọc đái tháo đường với nồng độ glucose huyết tương đói, HbA1C, hoặc giá trị glucose sau 2 giờ của 75-g OGTT ít nhất một lần mỗi 3 năm cho định lượng glucose huyết tương bình thường và ít nhất mỗi lần một năm nếu kết quả là rối loạn glucose lúc đói (xem bảng Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và điều chỉnh rối loạn glucose).

7. Giải pháp phòng và hỗ trợ cho bệnh tiểu đường hiệu quả?

Thay đổi lối sống có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 (thể thường gặp nhất), đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Sau đây là những phương pháp cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

▪️ Kiểm soát cân nặng: Kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách giảm cân, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị tiền đái tháo đường (đường huyết tăng cao nhưng chưa đạt ngưỡng chẩn đoán tiểu đường) nên giảm ít nhất 7% – 10% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiến triển. 

▪️ Tăng cường vận động thể lực: Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt cho việc phòng bệnh tiểu đường mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể như:

  • Hoạt động thể chất giúp giảm cân nặng, đây là yếu tố giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. 

  • Vận động nhiều còn giúp giảm lượng đường trong máu.

  • Tăng độ nhạy cảm với insulin, giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Tập thể dục thường xuyên giúp ổn định đường huyết

Tập thể dục thường xuyên giúp ổn định đường huyết 

Các bài vận động:

Các bài tập aerobic: nên duy trì 30 phút tập luyện mỗi ngày hoặc 150 phút/tuần, tăng dần mức độ tập từ trung bình đến cao. Các môn thể thao có thể tham khảo như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe hoặc chạy.

Các bài tập kháng lực: Tập những môn có cường độ mạnh như cử tạ, Calisthenics  (chỉ sử dụng cơ thể và thanh xà)… ít nhất 2 đến 3 lần/tuần, giúp tăng sức mạnh, khả năng giữ thăng bằng và duy trì một cuộc sống năng động. 

Rút ngắn thời gian không hoạt động (như ngồi máy tính) có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cứ mỗi 30 phút bất động, hãy đứng dậy, đi lại hoặc hoạt động nhẹ nhàng.

▪️ Ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe: Ngũ cốc, các loại hạt cung cấp vitamin, khoáng chất và ít carbohydrate. Những thực phẩm carbohydrate chứa ít đường, tinh bột (nguyên liệu tạo nguồn năng lượng cho cơ thể) và nhiều chất xơ đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường, bao gồm:

  • Trái cây, chẳng hạn như cà chua, ớt chuông…

  • Các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như rau lá xanh, bông cải xanh và súp lơ trắng.

  • Các loại đậu, chẳng hạn như đậu, đậu gà và đậu lăng.

  •  Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như mì ống và bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, gạo nguyên hạt, yến mạch nguyên hạt và hạt quinoa.

Ăn rau quả nhiều chất xơ giúp cải thiện đường huyết

Ăn rau quả nhiều chất xơ giúp cải thiện đường huyết

Lợi ích của các loại rau quả giàu chất xơ:

  • Làm chậm quá trình hấp thụ đường và giảm lượng đường trong máu.

  • Cản trở sự hấp thụ chất béo và cholesterol trong chế độ ăn uống.

  • Ngăn các yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến tim mạch như huyết áp, viêm nhiễm…

  • Giảm cảm giác thèm ăn, mau no và lâu đói hơn.

Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, ít chất xơ/chất dinh dưỡng như bánh mì trắng và bánh ngọt, nước ép trái cây, thực phẩm chế biến chứa đường…

▪️ Nói không với thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường 50% so với người không hút thuốc, đặc biệt ở nữ giới. Do đó, nên bỏ hút thuốc/không hút để phòng ngừa đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường không nên hút thuốc lá, hạn chế ở gần khu vực khói thuốc lá. 

▪️ Uống rượu với liều lượng vừa phải: Uống rượu lượng vừa phải có thể giảm nhưng uống quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Lượng rượu vừa phải ở nữ giới và nam giới trên 65 tuổi khoảng 1 đơn vị/ngày (tương đương 330ml bia hơi, 100ml rượu vang, 30ml rượu mạnh); nam giới dưới 65 tuổi tối đa 2 đơn vị mỗi ngày. 

Việc sử dụng rượu quá nhiều có thể gây viêm tụy mãn tính, giảm khả năng tiết insulin vốn có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến đái tháo đường.

▪️ Ăn chất béo lành mạnh: Để giảm và kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống nên bao gồm nhiều loại thực phẩm có chất béo không bão hòa, còn được gọi là “chất béo tốt”. Chất béo không bão hòa (bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa) giúp giảm cholesterol xấu trong máu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các nguồn chất béo tốt bao gồm: dầu ô liu, hướng dương, dầu hạt cải…; các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, hạt bí ngô; cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ…

Chất béo bão hòa (chất béo xấu) được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa và thịt chỉ nên chiếm một phần nhỏ trong chế độ ăn uống. Thay bằng các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt gà và thịt heo nạc.

Chất béo lành mạnh giảm nguy cơ mắt bệnh tiểu đường

Chất béo lành mạnh giảm nguy cơ mắt bệnh tiểu đường

▪️ Tránh ăn kiêng cấp tốc (ăn kiêng theo xu hướng): Nhiều chế độ ăn kiêng theo xu hướng – chẳng hạn như chỉ số đường huyết, chế độ ăn kiêng nhạt hoặc keto – có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về lợi ích lâu dài của những chế độ ăn kiêng này hoặc lợi ích của chúng trong việc ngăn ngừa đái tháo đường.

Mục tiêu ăn kiêng là giúp giảm cân nặng và duy trì trọng lượng khỏe mạnh hơn trong tương lai. Do đó, việc chọn chế độ ăn uống lành mạnh cần dựa trên chiến lược có thể duy trì như một thói quen lâu dài. Lựa chọn chế độ ăn lành mạnh cần dựa trên một số sở thích của bản thân đối với thực phẩm và truyền thống ẩm thực, điều này giúp duy trì lợi ích theo thời gian.

Một chiến lược đơn giản để giúp lựa chọn thực phẩm tốt và ăn theo khẩu phần phù hợp là chia nhỏ đĩa thức ăn. Ba phần sau trên đĩa thức ăn sẽ giúp thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh:

  • Một nửa: trái cây và rau không chứa tinh bột.

  • Một phần tư: ngũ cốc nguyên hạt.

  • Một phần tư: thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như các loại đậu, cá hoặc thịt nạc.

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn, ưu tiên nhóm rau củ, trái cây

▪️ Sử dụng thực phẩm bổ sung để cải thiện đường huyết hiệu quả: Những cách trên tuy là dễ thực hiện, it tốn chi phí, nhưng hiệu quả mang lạ không cao, mà cần thời gian cũng như khả năng kiên trì cao mới thực hiện thành công được. Tuy nhiên vẫn còn một giải pháp nữa mang lại hiệu quả cao mà rút ngắn được thời gian cải thiện bệnh, đó là sử dụng sản phẩm hỗ trợ bệnh tiểu đường CARB-BAL.  Thành phần chính gồm: Dây Thìa Canh (chiết xuất lá khô, tỷ lệ 10:1) – 210 mg: [Gymnema Sylvestre (Dry Leaf, PE 10:1)], Cỏ Cà ri (chiết xuất hạt khô, tỷ lệ 4:1) – 610 mg: [Trigonella Foenum-graecum (Dry Seed, PE 4:1)], Đậu thận trắng (chiết xuất hạt khô, tỷ lệ 12:1) – 2.5g: [Phaseolus vulgaris (Dry Seed, PE 12:1)], Chromium – 31 mcg (from Chromium Yeast).

Carb-Bal thực phẩm bổ sung hỗ trợ tiểu đường

Carb-Bal thực phẩm bổ sung hỗ trợ tiểu đường

Cụ thể cho thấy dây thìa canh sẽ tương tác với cơ thể và ngăn chặn quá trình cơ thể nhận đường từ ruột tiết ra. Đồng thời việc thúc đẩy tuyến tụy tiết ra insulin hạn chế gia tăng cholesterol. Với 2 công dụng này đã cho thấy sản phẩm CARB-BAL vào chữa trị cho bệnh nhân tiểu đường.

Bên cạnh đó hoạt chất Gymnema Sylvestre trong dây thìa canh có tác dụng kích thích cơ thể tăng sản sinh insulin, giúp cơ thể cân bằng lại đường huyết từ đó giảm cảm giác thèm đường, ức chế vị ngọt. Ngoài ra, các báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy rằng axit gymnemic có thể làm giảm ham thích với việc thèm ăn đồ ngọt của bạn, nhờ hạn chế khả năng cảm thụ vị ngọt.

Ngoài ra sản phẩm Sữa non Alpha lipid cũng có khả năng hỗ trợ rất tốt cho người bệnh tiểu đường, tim mạch. Đặc biệt sản phẩm có kháng thể giúp nâng cao sức đề kháng, chống nhiễm trùng...

Sử dụng sữa non Alpha lipid giúp ổn định đường huyết

▪️ Thường xuyên kiểm tra lượng đường: Cùng với các cách phòng bệnh đái tháo đường trên, người bệnh cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo tư vấn của bác sĩ về thời gian và mức đường huyết mục tiêu. Giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường.

®Thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng