Tại sao ăn nhiều mà vẫn không tăng cân? Giải pháp tăng cân hiệu quả.
Bạn đã bao giờ cảm thấy không tự tin khi thân mình gầy ốm, bạn đã bao giờ thử rất nhiều cách như ăn rất nhiều, ăn đêm, ăn đầy đủ chất, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc nhưng vẫn không tăng cân. Tuy nhiên, cái khổ tâm của những trường hợp này là họ muốn tăng cân nhưng lại rơi vào những tình huống cơ thể khó lên cân dù đã ăn nhiều và đủ chất. Nguyên nhân vì sao, bài viết sau đây để tìm hiểu rõ nguyên nhân nhé.
Các bạn biêt đấy, hiện nay có nhiều người ăn ít nhưng vẫn tăng cân, nhưng ngược lại cũng có không ít người mặc dù ăn nhiều mà không lên cân được. Việc xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến ăn nhiều mà không lên cân sẽ giúp cho các bạn có cách khắc phục hiệu quả.
Tại sao có người ăn nhiều mà vẫn không tăng ký được
1. Ăn nhiều mà vẫn không tăng cân được do các nguyên nhân sau?
1.1. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém
Hấp thu dinh dưỡng kém là tình trạng khi thức ăn được nạp vào cơ thể nhưng chất dinh dưỡng trong thức ăn không được đường ruột hấp thu hết mà bị đào thải ra ngoài. Điều này khiến cơ thể luôn bị thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến bị gầy gò, ốm yếu, xanh xao, sức đề kháng kém.
Tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng không phải là một bệnh lý riêng biệt nên khó để xác định được nguyên nhân chính xác, rõ ràng. Tuy nhiên có thể xác định thông qua một số bệnh lý hoặc tình trạng có thể dẫn đến kém hấp thu dinh dưỡng bao gồm:
• Tình trạng dư thừa lớp màng bao phủ niêm mạc ruột.
• Sự mất cân bằng của hệ vi sinh trong đường ruột
• Các bệnh lý liên quan đến tuyến tụy, gan, túi mật và ống mật.
• Các bệnh lý của ống tiêu hóa như hội chứng kích thích ruột, viêm đại tràng, viêm ruột thừa,
• Tổn thương niêm mạc ruột do mắc bệnh viêm đường ruột như rối loạn tiêu hoa, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
• Dị ứng các loại thức ăn.
• Rối loạn dung nạp đường lactose.
• Nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun sán, amip...
• Lạm dụng quá nhiều rượu hay các thuốc nhuận tràng, thuốc kháng acid...
1.2. Năng lượng nạp vào chưa đáp ứng đủ với năng lượng tiêu hao của cơ thể
Khi ăn nhiều nhưng cân nặng không thể tăng lên có thể bạn chưa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để cải thiện cân nặng. Bạn nên nhớ rằng, cơ thể chỉ tăng cân khi: Năng lượng nạp vào cơ thể luôn nhiều hơn năng lượng cơ thể dùng để tiêu hao, phần năng lượng dư thì cơ thể dùng để tăng các cơ, xương, thịt... từ đó dẫn đến tăng cân.
Vì vậy để khắc phục tình huống này, bạn cần ăn nhiều lần trong ngày, chia nhỏ bữa ăn, và đừng bao giờ để bụng trong tình trạng đói. Bổ sung thêm chất đạm cho cơ thể vì đạm chính là nguyên liệu để xây dựng các bó cơ giúp người gầy tăng cân và kiến tạo nên hệ cơ chắc khỏe. Đồng thời, bạn có thể bổ sung các loại đạm từ thực vật như đậu phụ, giá đỗ, đậu nành, rong biển và các loại hạt dinh dưỡng như hạt điều, hạt hạnh nhân,... Các thực phẩm này vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng lại giúp bạn tăng cân lành mạnh.
Năng lượng nạp vào không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu hoa
1.3. Ăn uống thất thường, thiếu khoa học
Bạn ăn nhiều mà không tăng cân có thể là do thói quen ăn uống thất thường, kém khoa học như
Không chú ý đến hệ tiêu hóa: Khi bạn ăn uống không đúng cách sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn làm việc kém hiệu quả, dẫn đến cơ thể bạn không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng. Việc chăm sóc hệ tiêu hóa là yếu tố tiên quyết giúp người gầy lên cân và cải thiện hệ miễn dịch.
Bỏ bữa ăn sáng dinh dưỡng: Theo các nghiên cứu gần đây, bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Vì sau một đêm ngủ dậy, thì thức ăn trong dạ dày đã tiêu hóa hết. cho nên việc ăn sáng là hết sức quan trọng để cơ thể nạp năng lượng mới cho ngày làm việc. Tuy nhiên nhiều người có thói quen không ăn sáng, điều này không những lam cơ thể gầy đi mà sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hoá, bệnh đau dạ dày, bệnh về xương khớp, tiểu đường, ….
Ăn quá nhiều trong một bữa: Ăn quá nhiều trong một bữa khiến hệ tiêu hóa bị quá tải và không thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng dự trữ.
1.4. Quá trình chuyển hoá năng lượng cơ thể cao
Chuyển hóa năng lượng cao là khi mức năng lượng tiêu hao cho các hoạt động hàng ngày của bạn cao hơn so với bình thường. Dấu hiệu của chuyển hóa năng lượng cao rất dễ nhận thấy, bạn chỉ cần sờ vào da lúc nào cũng thấy da nóng hay nhịp tim đập nhanh hơn. Để quá trình chuyển hóa năng được diễn ra bình thường, bạn nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày xen kẽ những thức ăn có tính mát để dung hòa. Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước có gas và các chất kích thích như: Cà phê, rượu, bia, thuốc lá.
1.5. Quá lạm dụng thuốc tăng cân
Thuốc tăng cân có thể giúp bạn tăng cân nhanh chóng sau một tháng hoặc thậm chí là nửa tháng. Nhưng cân nặng tăng nguyên nhân do tích nước và tích mỡ chứ không làm tăng hệ cơ. Đồng thời, chúng cũng có thể gây ra những rủi ro sức khỏe nếu gặp tác dụng phụ của thuốc tăng cân. Bạn nên tránh sử dụng thuốc loại này mà quan trọng là cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm chất thiết yếu cho cơ thể: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Lạm dụng thuốc để tăng cân gây hại cho sức khỏe và khó tăng cân bền vững
1.6. Bạn ít vận động
Những người muốn giảm cân thì thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với mong muốn tiêu hoá nhiều năng lượng để cân giảm xuống. Tuy nhiên, người gầy muốn tăng cân cũng cần luyện tập thể dục thể thao. Thói quen luyện luyện tập thể thao đều đặn ngoài việc tăng cường sức khỏe còn tăng sự dẻo dai còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất tốt sẽ giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn là yếu tố quyết định đến cân nặng của bạn.
1.7. Cơ thể có nhiều độc tố
Trong việc ăn uống hằng ngày, ngoài những chất dinh dưỡng thì cơ thể tích tụ rất nhiều độc tố từ thức ăn, không khí ô nhiễm..Những độc tố này tích tụ trong cơ thể lâu ngày mà không được thanh lọc đẩy ra ngoài. Điều này dẫn đến làm suy giảm quá trình trao đổi chất khiến cơ thể bạn không thể hấp thụ chất dinh dưỡng nên ăn dù bạn nhiều nhưng vẫn ốm.
Bạn nên tận dụng các sản phẩm có nhiều lợi khuẩn tiêu hóa và có khả năng chống oxy hóa tốt để thanh lọc cơ thể, thanh lọc độc ruột và kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Một số loại thực phẩm có lợi khuẩn tiêu hóa cao như sữa non Alpha lipid, các sản phẩm có khả năng chống oxy hoá như rau có màu xanh đậm, các loại quả chín, các loại củ và các loại hạt dinh dưỡng.
2. Các cách tăng cân an toàn và hiệu quả
Sau khi bạn tìm hiểu nguyên nhân tại sao ăn nhiều mà vẫn gầy, bây giờ thực hiện giải pháp tăng cân hiệu quả, an toàn đảm bảo sức khỏe như sau
2.1. Cải thiện lại hệ thống tiêu hóa
Khi một hệ tiêu hóa khỏe mạnh không những giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, mà nó góp phần nâng cao hệ miễn dịch, từ đó giúp cơ thể cải thiện một số bệnh như táo bón, tiêu chảy, viêm ruột dạng kích thích. Kích hoạt dung nạp dường lactose, cân bằng vi sinh đường ruột..
Để cải thiện được hệ thống tiêu hóa thì bạn nên dùng sản phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột như sưa chua, ống men tiêu hóa.. đặc biệt hơn là nên dùng sữa non Alpha lipid vì trong sản phẩm có tới 28 tỷ(cfu) lợi khuẩn tiêu hóa, giúp cơ thể cân bằng được hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng và giúp thanh lọc độc ruột.
2.2. Ăn uống đầy đủ, đúng khoa học
Tùy theo cơ địa mỗi người, nên nếu muốn tăng cân thì tính toán sao cho năng lượng nạp vào luôn nhiều hơn năng lượng chuyển hóa, tiêu hao của cơ thể.
Ăn uống đầy đủ chất và khoa học sẽ giúp tăng cân nhanh chóng
Phương pháp tính toán tiêu hao năng lượng cho từng cơ thể
Trong quá trình sống của mình, cơ thể con người luôn phải thay cũ đổi mới và thực hiện các phản ứng sinh hóa, tổng hợp xây dựng các tế bào, tổ chức mới đòi hỏi cung cấp năng lượng. Nguồn năng lượng đó là từ thức ăn dưới dạng protein, lipit, gluxit.
Có thể tính chuyển hóa cơ sở theo bảng sau:
Bảng 1: Công thức tính chuyển hóa cơ sở theo cân nặng ( (Kcalo/ ngày) ).
Nhóm tuổi |
Nam |
Nữ |
0 đến 3 tuổi |
60,9w - 54 |
61,0w - 51 |
3 đến10 tuổi |
22,7w - 494 |
22,5w + 499 |
10 đến 18 tuổi |
17,5w + 651 |
12,2w + 746 |
18 đến 30 tuổi |
15,3w + 679 |
14,7w + 946 |
30 đến 60 tuổi |
11,6w + 879 |
8,7w + 892 |
Trên 60 tuổi |
13,5w + 547 |
0,5w + 596 |
Ðể xác định nhu cầu năng lượng cả ngày, người ta cần biết nhu cầu cho chuyển hóa cơ sở và thời gian, tính chất các hoạt động thể lực trong ngày. Theo TỔ CHỨC Y tế thế giới (1985) có thể tính năng lượng nhu cầu trung bình cả ngày cho chuyển hóa cơ sở theo các hệ số sau:
Bảng 2: Hệ số tính nhu cầu năng lượng cả ngày của người trưởng thành theo chuyển hóa cơ sở.
Nhóm lao động |
Nam |
Nữ |
Lao động nhẹ |
1,55 |
1,56 |
Lao động vừa |
1,78 |
1,61 |
Lao động nặng |
2,10 |
1,82 |
Ví dụ: nhu cầu tiêu hoa năng lượng của người nam lứa tuổi 18-30, cân nặng trung bình 50 kg , thuôc nhóm lao động vừa như sau:
• Tra bảng 1 ta tính được nhu cầu cho chuyển hóa cơ sở của người này là:
( 15,3 x 50 ) + 679 = 1444 KCalo.
• Tra bảng 2 ta tìm được hệ số tương ứng cho lao động vừa ở Nam là 1,78 và tính được nhu cầu tiêu hao năng lượng cả ngày của người này như sau: 1444 Calo x 1,78 = 2570 KCalo.
• Vi vậy để một người từ 18 – 30 tuổi, cân nặng 50 kg thuộc nhóm lao động vừa muốn tăng cân thì năng lượng nạp vào cơ thể một ngày phải lớn hơn 2570 Kcalo.
==> Tương tự ta tính được cho các độ tuổi khác và nhóm lao động khác
Quy định các nhóm lao động như sau: Dựa vào tính chất, cường độ lao động thể lực người ta xếp các loại nghề nghiệp thành nhóm như:
• Lao động nhẹ: Nhân viên hành chính, các nghề lao động trí óc, nghề tự do, nội trợ, giáo viên.
• Lao động trung bình: Công nhân xây dựng , nông dân, nghề cá, quân nhân, sinh viên.
• Lao động nặng. Một số nghề nông nghiệp, công nhân công nghiệp nặng, nghề mỏ, vận động viên thể thao, quân nhân thời kỳ luyện tập…
Cách phân loại này chỉ có tính cách hướng dẫn, trong cùng một loại nghề nghiệp, tiêu hao năng lượng thay đổi nhiều tùy theo tính chất công việc.
Quá trình sinh năng lượng của một số nhóm chất chính như sau:
• 1g Protein tạo ra được 4 Kcalo
• 1g Gluxít tạo ra được 4 Kcalo
• 1g Lipid tạo ra được 9 Kcalo
Theo như ví dụ trên, một người Nam từ 18 - 30 tuổi thuộc nhóm lao động vừa, để muốn tăng cân thì năng lượng nạp vào phải lớn hơn 2570 Kcalo. Để nạp được 2570 Kcalo thì người đó nên dùng ít nhất: 214 g Protein, 214 g gluxit, 95 g Lipid/ ngày
2.3. không nên sử dụng thuốc để tăng cân
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tăng cân được quảng cáo và bày bán trên thị trường. Mỗi loại đều có thành phần, công thức điều chế mang đến hiệu quả sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, thuốc tăng cân có thể có tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn. Bên cạnh tác động hỗ trợ tăng cân nhanh chóng, các nghiên cứu đã chỉ ra một số tác dụng phụ không mong muốn của của loại thuốc này.
Thành phần chính chứa trong thuốc tăng cân là corticoid, chất này có tác dụng giữ chất khoáng natri và nước trong cơ thể. Thành phần này thường gây ra nhiều tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe.
Dưới đây là một số tác hại của thuốc tăng cân bạn cần lưu ý:
- Chuyển hóa lipid khiến mỡ ở cổ và lưng đọng lại, gây ra tình trạng béo mặt nhưng cơ thể thì bị teo cơ.
- Rối loạn tâm trạng khiến bạn cảm thấy lâng lâng, ảo tưởng gây ra nhiều phán quyết thiếu suy nghĩ.
- Cơ thể thường xuyên cảm thấy khó chịu.
- Có thể ảnh hưởng đến một số chức năng của các bộ phận trong cơ thể như: Gặp vấn đề về thận, tổn thương gan, làm viêm loét dạ dày, chứng tim to, tăng huyết áp, loãng xương...
- Ở nam giới có thể khiến tinh hoàn co lại, phát triển tuyến vú, ung thư tuyến tiền liệt…
- Ở nữ giới có thể khiến tăng lượng lông ở mặt, ngừng kinh nguyệt, âm đạo mở rộng…
- Ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể khiến tăng trưởng chậm lại, cơ thể nổi nhiều mụn...
Nếu lạm dụng quá nhiều thuốc tăng cân để cải thiện cân nặng trong một thời gian dài thường rất nguy hiểm. Thậm chí, khi bạn mạo hiểm sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái... có thể dễ đến hệ lụy cực kỳ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
2.4. Hãy thường xuyên vận động, tăng cường thể lực
Như nói ở trên thói quen luyện luyện tập thể thao đều đặn ngoài việc tăng cường sức khỏe còn tăng sự dẻo dai còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất tốt sẽ giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn là yếu tố quyết định đến cân nặng của bạn.
Thường xuyên vận động thể thao sẽ giúp bạn tăng cân nhanh
Bên cạnh đó theo theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc hoạt động thể lực thường xuyên đưa tới những lợi ích: Tăng sự phát triển của cơ tim và hiệu suất làm việc của quả tim; giảm cholesterol máu và tăng thải trừ các chất chuyển hóa trung gian gây nhiễm độc cơ thể; giảm cân; giảm nguy cơ hình thành huyết khối, nguyên nhân hàng đầu gây tắc mạch; tăng phát triển cơ vân giúp các hệ thống mạch máu phát triển và lưu thông tuần hoàn thuận lợi, tạo sự sảng khoái về tinh thần tăng cường sự sản xuất các nội tiết tố có lợi cho sức khỏe…
2.5. Đào thải và thanh lọc độc tố
Thực tế, cơ chế thải độc tự nhiên của cơ thể chúng ta sẽ thông qua nước tiểu, tuyến mồ hôi và gan để loại bỏ các chất có hại trong các cơ quan nội tạng mà không cần phải áp dụng một chế độ ăn uống nào đó. Những chất được coi là độc tố cần được đào thải ra bên ngoài cơ thể thường bao gồm hóa chất tổng hợp, chất ô nhiễm, kim loại nặng và hóa chất của các thực phẩm đã chế biến.
Đào thải và thanh lọc độc tố tốt sẽ giúp gia tăng năng lượng cho cơ thể, giúp các cơ quan nội tạng hoạt động hiệu quả hơn, ngoài ra còn tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, cải thiện sức khỏe hệ thần kinh...
2.5.1. Các phương pháp thanh lọc cơ thể phổ biến
a) Thanh lọc cơ thể bằng cách dùng sữa non Alpha lipid
Mỗi ngày với 1 ly sữa non Alpha lipid lifeline giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, bên cạnh đó lợi khuẩn trong sản phẩm giúp cải thiện hệ tiêu hóa, trung hòa và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể rất tốt.
Uống alpha lipid sẽ hỗ trợ khả năng thải độc và thanh lọc cơ thể
b) Thanh lọc cơ thể bằng cách ăn một loại quả
Với phương pháp này, bạn sẽ chỉ ăn một loại quả duy nhất, chẳng hạn như nho, táo, bưởi hoặc chuối, trong suốt 7 ngày. Nhờ vào lượng nước hữu cơ dồi dào trong các loại quả sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thụ các loại khoáng chất đồng thời đào thải các độc tố có hại ra bên ngoài mà không làm ảnh hưởng đến mức đường huyết.
c) Thanh lọc cơ thể bằng chế độ ăn lợi tiểu
Chế độ ăn lợi tiểu mặc dù không đem lại hiệu quả trong việc giảm cân, nhưng nó có thể giúp bạn đào thải các loại độc tố cùng các chất dư thừa ra bên ngoài cơ thể. Khi áp dụng phương pháp thanh lọc cơ thể này, bạn có thể ăn cơm hoặc bánh mì thành nhiều bữa khác nhau với các khẩu phần nhỏ. Ngoài ra, tránh ăn các loại thức ăn có vị mặn hoặc ngọt, kết hợp uống các loại trà thảo mộc và nước lọc. Có nhiều loại rau và hoa quả sau đây giúp tăng cường lợi tiểu: Măng Tây - Cần Tây - Mùi Tây - Cải Xoong....
d) Thanh lọc cơ thể bằng chanh
Đối với phương pháp này, bạn sẽ sử dụng nước cốt chanh nhằm đốt cháy lượng chất béo tích tụ trong các cơ quan của cơ thể một cách hiệu quả, từ đó giúp thanh lọc và đánh tan những vùng mỡ thừa.
Uống nước cốt chanh cũng là một cách giúp bạn đào thải lượng độc tố đã tích tụ bấy lâu trong thận, gan hoặc các bộ phận khác. Nhờ lượng vitamin C dồi dào trong nước cốt chanh sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả làn da của mình, trở nên trắng sáng và mịn màng hơn.
®Thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.
Xem thêm