5 điều vô giá mà cha mẹ nên trao cho con càng sớm càng tốt
02/03/2023
Cha mẹ nào cũng muốn dành cho con những điều tốt nhất. Để lại thật nhiều của cải vật chất, những mong con cái có cuộc sống an nhàn, kKhông phải chật vật. Tuy nhiên, ngoài những cung bậc yêu thương về vật chất, có 5 thứ sau đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời, tương lai, nhân cách sống của các con. Các cha mẹ hãy trao cho con 5 điều này, càng sớm càng tốt nhé.
1. Thứ nhất: Trao cho con Tình Thân
Gia đình là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, cho dù có ở chân trời, góc bể hay đi tha hương cầu thực, thì cũng đừng quên nơi mình đã từng sinh ra. Xã hội đầy rẫy bon chen và sẽ không có nơi nào yêu thương bạn vô điều kiện như gia đình mình. Dù mệt mỏi, đau thương, hay thành công, hạnh phúc.. Thì gia đình luôn là nơi êm ấm để con trở về, là thứ mỗi người nhất định phải trân trọng từng phút, từng giây, sống trên cuộc đời này.
Cho nên đối với một đứa trẻ mà nói, sự gần gũi yêu thương của cha mẹ, những người thân trong gia đình luôn là thứ tình cảm ấm áp nhất, và sẽ trở thành những kí ức đẹp đẽ nhất trong tuổi thơ của chúng. Gia đình cũng là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất để hình thành nuôi dưỡng giáo dục nhân cách cho trẻ, và không ai khác chính cha mẹ là những người gieo những hạt giống tốt, hiền lành, giúp con cái trưởng thành trong hạnh phúc.
Chia sẽ tình thân cùng trẻ
Thực tế cho thấy, những đứa trẻ luôn được sống trong không khí ấm áp hạnh phúc của tình thân gia đình thường đạt được mục tiêu một cách dễ dàng và có nhiều cơ hội tạo lập cuộc sống hạnh phúc trong tương lai. Bởi trẻ em trong gia đình hạnh phúc thường được nuôi dạy bằng tình yêu và sự tôn trọng.
Đây là những phẩm chất giúp trẻ lớn lên biết cách hợp tác với xã hội và đối phó với sự căng thẳng, cha mẹ dạy cho trẻ cách quý trọng tình thân gia đình, chính là dạy cho trẻ biết yêu người thương và trân trọng tình cảm giữa người với người. Bởi tình thân là cội nguồn của chữ hiếu , một người biết quý trọng tình thân gia đình, hiếu kính với ông bà cha mẹ. Đó chắc chắn Là người tử tế và đáng tin cậy.
2. Thứ hai: Dạy con bày tỏ cảm xúc
Dạy về cảm xúc là cách đối phó tốt với chúng, là một phần quan trọng trong quá trình nuôi dạy con cái. Thông thường nhiều cha mẹ không khuyến khích con mình thể hiện cảm xúc, bởi vì tin rằng những người mạnh mẽ không nên dễ xúc động. Tuy nhiên sự thật là cần rất nhiều sự mạnh mẽ để thành thật về cảm xúc của mình. Dạy con biết cách bày tỏ cảm xúc là cách để con có thể tự do sống và bộc lộ con người cũng như sở thích đam mê của mình. Từ đó con có thể trưởng thành hơn, những đứa trẻ biết cách biểu hiện cảm xúc của bản thân và hiểu được cảm xúc của người khác sẽ biết quan tâm, chia sẻ và ít có khả năng gây tổn thương cho người khác hơn.
Cách cha mẹ dạy con bày tỏ cảm xúc
Chưa kể, học được cách bộc lộ cảm xúc, trẻ có thể hoàn thiện hơn về nhân cách, biết yêu thương, biết hờn giận, biết động lòng trắc ẩn, biết bao dung tha thứ, biết thương người, thương ta… Có như thế trẻ mới có thể phát triển toàn diện được. Ngược lại những đứa trẻ không được dạy về cách bày tỏ sự tức giận, buồn bã, hay vui vẻ đúng cách, sẽ khó có được những mối quan hệ trung thực với cảm xúc sau này.
Chúng cũng sẽ không đấu tranh để được thể hiện cảm xúc của mình trong cuộc sống, cha mẹ cần dạy con rằng, bày tỏ cảm xúc không phải là sự yếu đuối, thay vào đó cảm xúc cho biết những điều quan trọng về bản thân và thế giới xung quanh. Học cách bày tỏ cảm xúc và lắng nghe cảm xúc là một phần quan trọng trong việc thu hút thế giới và thấu hiểu chính bản thân mình.
3. Thứ ba: Dạy con chấp nhận thất bại và đứng lên bước tiếp
Trong một cuộc đối thoại với 115 hiệu trưởng các trường học toàn Trung Quốc, tỷ phú Jack Ma Đã lấy chính câu chuyện bản thân mình và minh chứng cho việc dạy trẻ vượt qua thất bại quan trọng như thế nào. Ông cho biết, kinh nghiệm lớn nhất trong cuộc đời ông là số lần thất bại còn nhiều hơn số lần thành công. Qua đó Jack Ma mong muốn các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo hãy cho trẻ thêm nhiều cơ hội để vấp ngã, học cách giải quyết vấn đề, phải chấp nhận thất bại.
Dạy con vượt qua thất bại, quan trọng hơn gấp trăm lần với dạy con ngoan, tỷ phú Jack Ma nhắn nhủ như vậy. Dạy con biết thất bại, điều này có vẻ không thuận so với cách nghĩ thông thường, bởi cha mẹ nào cũng muốn con tiến bộ, thành công, suôn sẻ trong mọi việc. Thế nhưng chúng ta có tin là con sẽ luôn luôn thành công trong đời, rõ ràng con người có rất nhiều tham vọng, nếu đạt được một thứ chúng ta sẽ mong muốn đạt thứ khác lớn lao hơn, cứ nhiều lần như vậy thì càng về sau mong muốn đó càng cao hơn, việc đạt được mong muốn lại càng khó khăn hơn. Vì thế có thể nói, không ai có thể thành công cả đời được. Dạy con chấp nhận thất bại của bản thân và bước tiếp là vô cùng quan trọng.
Dạy con chấp nhận thất bại và đứng lên bước tiếp
Bởi nếu nhìn nhận thất bại là chuyện bình thường, thì trẻ sẽ không bị tác động tâm lý quá lớn dẫn đến những hành động tiêu cực, bột phát với những lý do không đáng. Sự thất bại cũng cho trẻ những trải nghiệm để biết cách vượt qua nỗi buồn, đặt cho mình những mục tiêu phù hợp để đạt được kết quả tốt hơn, đồng thời biết cách trân trọng những giá trị của sự nỗ lực và thành công. Có một sự thật là không ít bố mẹ thường ngại kể về những thất bại của mình với con, luôn muốn giữ hình ảnh trong mắt con cái, nhưng đó lại là một cách không hay để dạy con cách đối mặt với thất bại.
Qua những câu chuyện sinh động gần gũi từ chính bố mẹ chắc chắn con hứng thú và có sự chuẩn bị tinh thần tốt nhìn nhận vấn đề tích cực và mạnh mẽ khi đối mặt với những vấn đề rắc rối và không bị áp lực đè nặng từ phụ huynh. Bởi đơn giản bố mẹ cũng từng thất bại và con người Không ai không từng thất bại, đó là điều quá đỗi bình thường.
Thất bại được xem là một phần của thành công, vì khi thất bại, con sẽ nhận ra những sai lầm của mình sẽ học hỏi được nhiều điều và có sự chuẩn bị tốt hơn. Thất bại cũng cho con thấy những hạn chế của bản thân và rút ra những bài học kinh nghiệm, giúp con dừng lại để phân tích nguyên nhân của sai lầm và điều quan trọng hơn là con biết vượt qua điều đó một cách nhanh nhất để bước tiếp. Hãy giúp con hiểu rằng thất bại không đáng sợ, mà ngã rồi không đứng dậy được mới thực sự là điều đáng sợ nhất
4. Thứ Tư: Day con chịu được khổ cực
Người Do Thái cho rằng chịu khổ là một tài sản lớn của đời người, bất hạnh và trắc trở có thể khiến người ta trầm luân, cũng có thể hun đúc nên phẩm chất ý chí kiên cường, tạo nên một cuộc sống phong phú. Khó khăn gian khổ chính là người thầy tốt, nó dạy cho trẻ biết cách xử lý mọi vấn đề với lòng nhiệt tình, thái độ tích cực, bồi dưỡng nên ý chí kiên cường, dám chấp nhận mọi thử thách.
Một người nếu có ý chí kiên cường sẽ khắc phục được mọi khó khăn trên con đường đi đến thành công. Vì vậy người Do Thái luôn chủ động cho trẻ chịu khổ một cách có ý thức. Ngày nay, trẻ được sống trong một thời đại giàu có điều kiện sống ưu việt, đã khiến trẻ không biết thế nào là nghèo khó và gian nan. Quá cưng chiều con cái là căn bệnh chung của nhiều bậc cha mẹ, nhưng cũng là vấn đề khiến họ cảm thấy lúng túng, điều này cũng rất dễ hiểu vì cha mẹ bây giờ phần lớn đã từng chịu khổ khi còn nhỏ rồi.
Dạy con làm việc nhà
Họ đều biết tình cảnh ấy không hề dễ chịu một chút nào cho nên khi cuộc sống khấm khá hơn, chẳng ai muốn con phải thiệt thòi , thà mình nhịn ăn, nhịn tiêu, chứ không để con phải chịu khổ. Cũng có cha mẹ nghĩ rằng để con không được bằng bạn bằng bè sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Nên mình phải cố cho con đầy đủ. Người xưa có câu "Gian nan khốn khổ, ngọc nhữ vô thành" Tức là muốn thành nghiệp lớn thì phải vượt qua khó khăn gian khổ . Cũng có câu rằng "Sinh vu ưu hoàn, tử vu an lạc" Ngĩa là vì con người ở trong nghịch cảnh và hoạn nạn mới sinh tồn, vì mê muội và an lạc nên mới chết.
Đây là một triết lý sâu sắc nuông chiều con quá mức không phải là yêu con, xét về lâu về dài là hại con. Bởi nếu không tôi luyện ý chí và rèn luyện khả năng chịu khó chịu khổ cho chúng từ nhỏ thì khi chúng rời khỏi vòng tay cha mẹ sẽ không thể tự lập sẽ cảm thấy sợ hãi và bất lực. Cho nên để con cái có thể trưởng thành, cha mẹ phải thay đổi quan điểm giáo dục. Phải dùng khó khăn tôi luyện con người cho trẻ cơ hội chịu khổ. Để trưởng thành, cha mẹ hãy để con tham gia lao động hoặc làm những việc nhỏ nhất để, chủ động cho con chịu khổ để hình thành phẩm chất và khả năng dám chinh phục khó khăn, yêu cuộc sống, thích ứng với cuộc sống, đồng thời bồi dưỡng cho con ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Như vậy con mới càng trân trọng thành quả lao động của cha mẹ, khơi dậy tinh thần chịu khó, vươn lên bằng chính đôi chân của mình mà không sống ỷ lại. Nhà tâm lý học nổi tiếng Maslow từng nói "Trắc trở đối với đứa con mà nói, chưa chắc là chuyện xấu, mấu chốt nằm ở thái độ của nó đối với trắc trở". Nếu hôm nay bạn không nỡ để con phải chịu khổ , tri thức và kinh nghiệm mà con có được sẽ rất ít, thì trong tương lai khả năng chịu khổ của con sẽ càng kém, sự yếu đuối và thất bại là điều không thể tránh khỏi. Ngược lại nếu cha mẹ biết rèn luyện cho con năng lực chịu khó chịu khổ, càng tăng thêm cơ hội thành công cho cuộc đời của con sau này
5. Thứ năm: Day con lòng biết ơn
Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín. Thời nào cũng vậy, nhân nghĩa luôn là chữ đi đầu, một con người chưa cần biết họ giỏi giang ra sao tài năng thế nào, chỉ cần họ sống nhân nghĩa, thì đã có phúc đức dồi dào rồi. Dạy con biết nhân nghĩa là điều các bậc cha mẹ nên quan tâm hàng đầu, lòng biết ơn là một trong những yếu tố quyết định nhân cách của con người trong tương lai, sẽ không ai có thể lớn lên trọn vẹn, nếu không học được sự biết ơn.
Trong thời hiện đại có rất nhiều người không cảm nhận được hạnh phúc của mình, chỉ hơi không vừa ý là oán trời, oán đất, oán cha mẹ, oán người khác.. Cho rằng tất cả mọi chuyện mà người khác làm cho mình điều là lẽ đương nhiên hết. Nhưng thực ra trên đời chỉ có cha mẹ mới là người tốt với bạn vô điều kiện. Cho bạn mọi thứ mà không đòi hỏi gì hết, thế nên cha mẹ phải biết dạy con lòng biết ơn và trân quý những gì đang có. Có như vậy, đứa trẻ mới không trở nên ích kỹ, tư lợi.
Day con lòng biết ơn
Nếu một người không biết ơn, những gì mình đang có thì cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được. Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà là khởi nguồn trong một đức tính tốt đẹp khác. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn, nếu biết ơn với những điều tích cực trong cuộc sống của mình. Biết ơn những gì mình đang có hơn là biết lo lắng về những gì mình không có.
Cho nên lòng biết ơn giúp con khi trưởng thành, sẽ biết cảm thông chia sẻ với mọi người, sống đạo đức,có trách nhiệm, biết trân trọng và luôn cảm thấy hạnh phúc với giá trị của cuộc sống. Lòng biết ơn sẽ giúp con cái tiến lên phía trước.
Không có đứa trẻ nào vừa sinh ra đã sở hữu những tố chất giúp con trở nên thành công trong tương lai. Tất cả, phải dựa vào phần lớn cách giáo dục của cha mẹ, hay nói cách khác, một đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào phụ thuộc vào giá trị của tình yêu thương sự đồng hành và hình mẫu mà chúng nhận được từ giaó dục. Cha mẹ chính là người thầy giáo đầu tiên và suốt đời của con cái. Cách giáo dục của cha mẹ sẽ quyết định tương lai của đứa trẻ.
Bởi vậy cha mẹ cho con nhà cửa, đất đai, tiền bạc, vật chất, cũng chẳng bằng cho con tình yêu thương, trí tuệ, sự hiểu biết, ý chí bền bỉ, dam chấp nhận thất bại và vươn lên. Đó là nền tảng vững chắc cho con cái, để chúng có thể thành công và hạnh phúc trong tương lai mà không cần đến của cải vật chất mà cha mẹ để lại.
®Thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.
Xem thêm