Dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ bắt đầu mang thai

Mang thai là giai đoạn cực quan trọng, đây là giai đoạn không chỉ mẹ bầu mà cả gia đình đều tập trung cao độ, như dặn mẹ bầu phải đi đứng nhẹ nhàng. Ăn uống trong giai đoạn mới mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây là khoảng thời gian nhạy cảm nhất với bà bầu, nếu ăn uống sai cách có thể dẫn đến hậu quả khôn lường như sảy thai, thai nhi bị dị tật…Vì vậy dinh dưỡng cho phụ nữ mới bắt đầu mang thai rất cần hết sức cẩn thận để con yêu được an toàn, khỏe mạnh.

Mới mang thai là giai đoạn rất quan, trọng bởi đây là giai đoạn tế bào phôi thai đang phân hóa cũng như hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể.  Đặc biệt, ngay từ khi có dấu hiệu mang thai mẹ đừng quên bổ sung những dưỡng chất quan trọng sau đây để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé

1. Kháng Thể

Một nghiên cứu tại Đại học Stanford (Mỹ) cho thấy hệ miễn dịch của người mẹ thay đổi đáng kể trong quá trình mang thai. So với phụ nữ không mang thai, mẹ bầu sẽ dễ nhiễm trùng và bị lây bệnh hơn. Ngoài lý do thay đổi về nồng độ nội tiết tố nữ, các nhà khoa học còn chỉ ra rằng hệ miễn dịch của mẹ bầu phải kìm nén trong thai kỳ để ngăn không cho cơ thể từ chối thai nhi.

Vì vậy, mẹ cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt giàu kháng thể  trong thời gian mang thai để nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, không chỉ vì sức khỏe của chính mình mà cả cho sự an toàn và khả năng phát triển của em bé trong bụng.

Các vấn đề mẹ bầu gặp phải khi hệ miễn dịch suy yếu

- Nhiễm trùng: sức khỏe mẹ bầu bị đe dọa bởi nhiều loại vi khuẩn, virus như virus bại liệt, viêm gan A, mụn rộp và sốt rét…
- Viêm khớp dạng thấp (RA) và lupus ban đỏ: nếu bạn bị 2 chứng bệnh này thì khi mang thai, bệnh rất dễ bùng phát do hệ miễn dịch suy yếu.
- Dễ bị viêm nhiễm: hệ thống miễn dịch bị suy yếu khiến cơ thể mẹ bầu dễ bị viêm nhiễm.
- Tăng huyết áp: hệ miễn dịch có thể phản ứng với các kích thích và gây tăng huyết áp.
- Cảm lạnh và cúm: hệ miễn dịch bị suy yếu trong thời gian mang thai khiến cơ thể mẹ bầu khó có thể chống lại các bệnh thông thường như cảm lạnh và cúm.

Dùng thuốc khi mang thai có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ. Vì vậy, mẹ cần bổ sung kháng thể để tăng sức đề kháng cho bà bầu để chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Những nguy hiểm khi sức đề kháng giảm khi mang thai

- Quá trình mang thai là giai đoạn tượng hình ra em bé, trong trường hợp không may người mẹ bị mắc bất cứ bệnh gì thì cũng có thể dẫn đến các nguy cơ:

- Thai kì không bình thường, mẹ có thể mắc bệnh. Và tất cả những bệnh mắc trong lúc mang thai đều có nguy cơ bị nặng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai, gây khó khăn nhiều hơn cho các bác sĩ khi chữa trị.

- Thai nhi có thể bị dị tật, sinh non, nhẹ cân, mang sẵn các bệnh mà mẹ đã truyền cho mình trong quá trình mang thai, nguy cơ rất cao.
Những thực phẩm giàu Kháng Thể bao gồm: Sữa non Alpha lipid


 
Kháng thể có trong sản phẩm Alpha lipid rất cần cho phụ nữa mang thai

2. Axit folic

Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là một chất thuộc vitamin nhóm B. Đây là một chất rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu.

Acid folic là yếu tố không thể thiếu trong việc giúp cơ thể sản sinh ra hồng cầu. Bởi hồng cầu là nhân tố quan trọng giúp mang oxy từ phổi đến khắp các bộ phận của cơ thể. Vai trò của acid folic trước lúc có thai hoặc tuần đầu tiên của thai kỳ còn giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy acid folic cũng có thể ngăn ngừa dị tật tim ở đứa trẻ và các dị tật bẩm sinh về miệng là hở môi và vòm miệng.
Khi acid folic vào cơ thể sẽ kích thích sản xuất những tế bào mới khỏe mạnh. Việc sử dụng các loại vitamin này trước và trong suốt giai đoạn thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết ở ống thần kinh của thai nhi cũng như làm giảm thiểu được các nguy cơ như liệt não, chậm phát triển về trí tuệ, mắc các bệnh phổi mãn tính.

Đặc biệt là trong 7 tuần đầu của thai kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo ngay từ khi có ý định mang thai mẹ bầu cần bổ sung khoảng 400mcg – 600mcg/ngày folic trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày của mình.

Những thực phẩm giàu acid folic bao gồm:
+ Sữa non Alpha lipid 
+ Các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu phộng,..
+ Rau xanh
+ Măng tây
+ Nước cam hoặc quả cam
+ Trứng luộc chín
+ Gạo lức
+ Bánh mì đen

3. Sắt

Sắt là nguồn bổ sung nguyên liệu tạo máu có vai trò quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Mới mang thai từ tháng 1-3 nếu mẹ thiếu sắt có thể gây sảy thai hoặc thai bị chết lưu, còn thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai sẽ làm cho cơ thể mẹ mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt.

4. Canxi

Theo giai đoạn phát triển thai nhi thường sử dụng canxi từ người mẹ để tạo xương cho sự lớn lên. Nhu cầu canxi ở mẹ bầu tăng lên theo thời gian 3 tháng đầu cần khoảng 800mg, 3 tháng giữa cần khoảng 1.000mg, 3 tháng cuối cần khoảng 1.200mg, do hệ xương của bé ngày càng phát triển nên nhu cầu canxi của mẹ cũng tăng dần.
Thiếu canxi, cơ thể người mẹ cảm thấy mệt mỏi, đau cơ, chuột rút… nặng hơn nữa là biểu xuất hiện các cơn co giật, biểu hiện của sự tụt canxi huyết. Thai nhi thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra các dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp, lùn…
➤ Nguồn bổ sung giàu canxi cho mẹ mang thai

5. Vitamin D

Vitamin D giúp hấp thu và chuyển hóa các chất khoáng cần thiết như canxi, phospho vào cơ thể. Khi mang thai nếu cơ thể thiếu vitamin D sẽ làm tăng nguy cơ như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ, trẻ khi ra đời sẽ lâu liền thóp. Để hấp thu vitamin D từ tự nhiên, mẹ bầu có thể dành thời gian tắm nắng khoảng 20- 30’/ngày hoặc bổ sung vitamin D 15mcg/ngày. Việc sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như pho mát, cá, trứng, sữa, hoặc các thực phẩm có tăng cường vitamin D cũng đem lại hiệu quả cao cho mẹ bầu.
 

VitaminD giúp hấp thu và chuyển hóa các chất khoáng cần thiết như canxi

6. Vitamin A

Vitamin A giúp tăng tỷ lệ sống sót của thai nhi, cần thiết cho phát triển thị giác của trẻ.
Theo đó, nhu cầu vitamin A được khuyến cáo trong thai kỳ là 800 mcg RE/ngày (RE: retinol equivalent). Nguồn cung cấp vitamin A chủ yếu trong rau củ như: cà rốt, đu đủ, bí ngô), gan, dầu cá và các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai.

7. Vitamin B1

Đây là yếu tố cần thiết để chuyển hóa glucid. Ngũ cốc và các loại hạt họ đậu là nguồn cung cấp vitamin B1 hiệu quả. Để có đủ vitamin B1, mẹ bầu nên ăn gạo không giã trắng quá, không bị mục, mốc. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất để bổ sung đủ vitamin B1 cho nhu cầu của cơ thể và chống lại bệnh tê phù.

8. Vitamin B2

Vitamin B2 giúp cơ thể tạo năng lượng, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, tốt cho tế bào thị giác, đồng thời tham gia vào quá trình hình thành da, tạo máu. Bên cạnh đó, vitamin B2 còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xương, cơ, tế bào thần kinh của trẻ. Vì vậy, việc cung cấp đủ vitamin B2 là rất cần thiết cho bà mẹ mang thai.
Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu... Các hạt ngũ cốc toàn phần là nguồn B2 tốt nhưng bị giảm đi nhiều qua quá trình xay xát.

9. Vitamin C

Vitamin C có vai trò lớn trong việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn, góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong các quả chín, rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng. Vì vậy, loại vitamin này thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cùng bữa ăn để hấp thu tốt nhất.
Thực tế, vitamin C chỉ tồn tại trong máu vài giờ nên mẹ bầu không sử dụng toàn bộ liều uống vào một thời điểm mà nên chia nhỏ liều tương ứng với các bữa ăn trong ngày. Trường hợp người bị đau dạ dày thì nên uống vitamin C sau bữa ăn. Không nên uống vitamin C quá muộn vào buổi tối, vì vitamin C có tính kích thích cao, gây khó ngủ.
 
Vitamin C hỗ trợ làm tăng sức đề kháng của cơ thể mẹ mang thai

10. Magie

Magie có tác dụng giải độc thai nghén. Chúng có nhiều trong các loại rau xanh, chứa nhiều chất diệp lục, lúa mì, các loại quả cứng, các loại đậu (đỗ), thịt, hải sản.,... Khi theo thức ăn vào cơ thể, thường chỉ khoảng 30-40% lượng Magie được hấp thu và vitamin D3 là chất có tác dụng giúp cơ thể hấp thu magie tốt hơn.
Nhu cầu cần bổ sung Magie hàng ngày cho người lớn khoảng 420mg, ở phụ nữ có thai và cho con bú nhu cầu 400mg/ngày.

11. Kẽm

Kẽm tham gia vào phát triển chiều cao từ trong bào thai và tăng miễn dịch cho trẻ. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, thủy hải sản, đặc biệt là nhuyễn thể như: ốc, hến, trai, trùng trục hay nghêu sò... Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém. Thiếu kẽm có thể gây vô sinh, sảy thai, sinh non hoặc sinh già tháng, thai chết lưu gần ngày sinh và sinh không bình thường. Do đoe, việc bổ sung kẽm cho bà bầu cũng cần được chú ý.

12. Protein (chất đạm)

Giúp cơ thể duy trì sức sống và năng lượng, không chỉ bạn mà cả em bé trong bụng cũng rất cần protein để phát triển trong suốt thai kỳ. Khoảng 20% cơ thể bạn được tạo nên bởi protein, vì vậy nếu thiếu đi dưỡng chất này, chắc chắn rằng cơ thể bạn sẽ không thể hoạt động bình thường được.

II. Những thực phẩm cần cho mẹ mới mang thai ?

Đây là lúc thai nhi mới thành hình và mẹ sẽ cần thay đổi nhiều trong thói quen sinh hoạt ăn uống của mình để đảm bảo an toàn cho con. Những thực phẩm dưới đây rất tốt cho phụ nữ mới mang thai mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

1. Khoai lang

Bạn có thể đang bị ốm nghén, hãy tìm đến khoai lang. Rất nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng khoai lang giúp họ giảm cơn buồn nôn ốm nghén. Vì sao vậy? Đó là do trong khoai lang có nhiều vitamin B6. Vitamin B 6 đã được chứng minh là có tác dụng giảm buồn nôn và nôn trong thời kỳ đầu mang thai. 
Bên cạnh đó khoai lang chứa nhiều chất xơ bổ dưỡng, kali (thậm chí nhiều hơn chuối có!), Vitamin C và sắt, cũng như đồng và beta-carotene. rất tốt cho phụ nữ mang thai.
 
khoai lang giúp giảm cơn buồn nôn ốm nghén cho mẹ bầu
2. Súp lơ
Súp lơ là loại rau xanh có chứa rất nhiều acid folic và sắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể thường xuyên đổi vị các loại rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh, xà lách cũng chứa rất nhiều acid folic. ngoài ra các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi ...Đây là những loại trái cây có chứa hàm lượng axit folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Bên cạnh đó, trong cam quýt bưởi rất giàu vitamin C, vừa giúp hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn, và vừa rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
3. Trứng gà
Là món ăn phổ biến của các bà bầu, lòng đỏ trứng gà không những là nguồn bổ sung protein dồi dào, mà còn là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả trứng gà mỗi tuần.
4. Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn. Đồng thời, lượng omega 3 trong cá hồi cũng hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi.
 
Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi rất tốt cho mẹ bầu
5. Các loại thịt đỏ
Thịt đỏ chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống, tái vì như vậy rất nguy hiểm. Hãy để thịt chín kỹ hơn để an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
6. Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, sữa chua còn giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.
7. Đậu phụ
1 bìa đậu chứa khoảng 800mg canxi, cung cấp gần đủ nhu cầu canxi hàng ngày nên thường xuyên ăn đậu phụ là cách bổ sung canxi hiệu quả cho cơ thể. Tuy nhiên đậu phụ bán ngoài chợ dễ chứa thạch cao nên mẹ có thể học cách tự làm/ mua ở những nơi uy tín, đảm bảo nhé.
8. Đậu đen
1 ly chè đậu đen có thể mang đến 105mg canxi cho bà bầu. Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm các loại đậu khác vì chúng đều ngon và giàu dưỡng chất, đặc biệt là canxi.
9. Nho
Nho chứa nhiều đường glucose, canxi, phốt pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể phụ nữ mang thai và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.
 
Nh0 bổ sung máu cho cơ thể phụ nữ mang thai
10. Chuối
Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chuối còn giúp giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.
11. Bơ
Đây là nguồn dưỡng chất tuyệt hảo dành cho mẹ. Một nửa quả bơ chứa 90mcg folic. Không chỉ thế, giống như cá hồi và quả óc chó, quả bơ rất nhiều axit béo omega-3 tốt cho mẹ và bé.
12. Hạnh nhân 
Hãy bổ sung hạt hạnh nhân vào đồ ăn vặt của bạn. Đây là nguồn vitamin E dồi dào không nên bỏ qua.
Nghiên cứu cho thấy rằng vitamin E chống oxy hóa, đặc biệt là khi kết hợp với vitamin C, giúp bảo vệ chống sẩy thai và tiền sản giật – một loại huyết áp cao có thể xảy ra ở một số thai kỳ. Các nguồn cung cấp vitamin E dồi dào khác là lòng đỏ trứng và dầu ô liu.
13. Sữa non Alpha lipid
Trong sữa non Alpha lipid chứa đầy đủ các Kháng Thể, Canxi, Lợi khuẩn và 21 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mẹ mang thai, đặc biệt những tháng đầu khi mới mang thai.
 
Sữa non Alpha lipid rất tốt cho bà bầu
III. Mẹ mang thai nên kiêng thực phẩm gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung mẹ bầu cũng cần lưu ý đến các thực phầm không nên ăn. Một số thực phẩm dễ gây động thai, lưu thai, sảy thai và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ chẳng hạn như:
+ Các loại rau cần kiêng: Ngải cứu, rau ngót, rau chùm ngây, rau sam…
+ Các loại hoa quả cần kiêng: Dứa, nhãn, đu đủ xanh…
+ Các loại đồ uống cần kiêng: Rượu bia, chất kích thích như nước tăng lực, nước ngọt có gas hay đồ uống có caffein…
+ Các loại đồ ăn khác cần kiêng: Đồ hộp, cá loại cá có chứa nhiều thủy ngân, các sản phẩm nội tạng như gan, lòng mề, đồ ăn quá ngọt, quá mặn hay quá nhiều dầu mỡ.
IV. Những lưu ý quan trọng trong ăn uống khi mới mang thai
3 tháng đầu là thời kỳ thai đang trong quá trình mới bắt đầu hình thành và phát triển, chưa ổn định và dễ có nguy cơ nhiễm độc, sảy thai cao. Mẹ bầu không cần kiêng cữ cẩn thận trong việc ăn uống gì mà chú ý đến cả ăn như nào.
Chẳng hạn như nên chia nhỏ bữa ăn để dễ hấp thụ, cũng như không để tình trạng quá no hay quá đói do khoảng chờ lâu giữa các bữa.
Mẹ bầu cũng nên uống đủ nước. Giai đoạn 3 tháng đầu này bạn duy trì uống tầm 2 lít nước mỗi ngày.
Nhiều mẹ bầu quan niệm rằng khi mang thai phải ăn cho 2 người nên phải ăn gấp đôi bình thường. Thực tế trong 3 tháng đầu thai nhi sống dựa vào nội tiết của mẹ, sức khỏe của mẹ lúc này quan trọng hơn là mẹ tăng bao nhiêu cân, con được bao nhiêu gam. Do đó mẹ không cần thiết phải ăn gấp đôi về số lượng mà cần quan tâm về chất lượng dinh dưỡng của món ăn.
Trái ngược với những mẹ bầu ăn cho 2 người thì một số mẹ bầu lại sợ bị tăng cân kiêng khem quá đà. Bạn phải lên tư tưởng rằng mình chắc chắn sẽ tăng cân để con yêu phát triển toàn diện.
Cùng với đó, 3 tháng đầu nhiều mẹ bầu bị ốm nghén khiến việc ăn uống không được như mong muốn. Bạn nên bỏ túi các thực phẩm giảm thiểu tình trạng nghén như gừng, chanh, bạc hà, quế…
Giai đoạn mới mang thai, nhất là với phụ nữ mang thai lần đầu thật lạ lẫm và đầy lo âu. Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì mẹ cũng cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng, vui vẻ và tinh thần thật tốt để có thể chuẩn bị những điều tốt nhất cho con yêu.
Tốt nhất mẹ bầu hãy duy trì một kế hoạch ăn uống khoa học, lành mạnh trong suốt thời kỳ mang thai: không nên quá kiêng khem, cũng không nên ăn quá nhiều. Thay vào đó nên linh hoạt thay đổi món ăn cho cả tuần, ăn đa dạng các loại thực phẩm.

®Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng