Glutathione - Tác dụng của Protandim nrf2 trong kích hoạt sản xuất Glutathione

Glutathione là một enzyme chống oxy hóa quan trọng có trong cơ thể sống. Nó bao gồm các amino acid: glutamine, cysteine và glycine. Glutathione có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào khỏi sự tổn hại do các gốc tự do, đào thải độc tố và kim loại nặng. Dưới đây là một số chức năng chính của glutathione và tác dụng của Protandim nrf2 trong kích hoạt sản xuất Glutathione

1. Glutathione là gì?

Glutathione là một enzyme chống oxy hóa được sản sinh tự nhiên bên trong cơ thể thông qua hệ thống gen kích hoạt NRF2. Nó là một tri-peptide được tổng hợp từ tế bào bằng 3 amin gồm cysteine, glutamic và glycine.

Glutathione có khả năng ngăn ngừa sự gây hại đến các thành phần quan trọng của tế bào do các loại chất oxy hoạt hóa như các gốc tự do, peroxit, peroxy hóa lipid, và kim loại nặng, do đó nó được coi như là trung tâm của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa cho cơ thể.

Mức độ glutathione trong cơ thể có thể bị giảm do một số yếu tố, bao gồm dinh dưỡng kém, độc tố môi trường và căng thẳng. Mức độ của nó cũng giảm dần theo tuổi tác, vì thế việc giữ hàm lượng Glutathione trong cơ thể ở mức ổn định là điều rất quan trọng.

Glutathione là một enzyme chống oxy hóa 

Glutathione là một enzyme chống oxy hóa 

2. Glutathione có tác dụng gì với sức khỏe?

2.1. Glutathione giúp giảm stress oxy hóa

Stress oxy hóa hay mất cân bằng oxy hóa (căng thẳng oxy hóa) xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa việc sản xuất các gốc tự do (đây là nguồn gốc của sự lão hóa và hơn 100 bệnh nguy hiểm: các bệnh về não, mắt, da, hệ miễn dịch, tim, mạch máu, phổi, thận, đa cơ quan và khớp.) và khả năng chống lại chúng của cơ thể. Mức độ stress oxy hóa quá cao có thể là tiền thân của nhiều bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, ung thư và viêm khớp dạng thấp.

Glutathione giúp ngăn chặn tác động của stress oxy hóa, do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh trên. Một bài báo được trích dẫn trên Tạp chí khoa học và trị liệu ung thư chỉ ra rằng thiếu glutathione dẫn đến tăng mức độ căng thẳng oxy hóa, có thể dẫn đến ung thư. Mức độ glutathione tăng làm tăng mức độ chống oxy hóa và khả năng chống lại stress oxy hóa trong các tế bào ung thư.

2.2. Glutathione giúp giảm tổn thương tế bào trong bệnh Gan

Glutathione đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào, bao gồm cả tế bào gan, khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra. Glutathione trung hòa các gốc tự do, nó giúp gan chuyển hóa và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra Glutathione còn giúp các tế bào gan tái sinh và phục hồi chức năng. Giảm tình trạng viêm trong gan, ngăn chặn sự chết của tế bào gan do mỡ tích tụ và các yếu tố độc hại. Hỗ trợ gan thực hiện các chức năng chuyển hóa và thải độc.

2.3. Glutathione giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể

Việc các gốc tự do có hại và chất độc đến từ thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày, ô nhiễm trong không khí và vô số mối nguy hại khác, nếu không có bị loại bỏ, quá trình lão hóa sẽ tăng tốc độ và cơ thể sẽ dễ bị tổn thương hơn đối với một số bệnh xuất hiện.

Trong khi đó, Glutathione là công cụ chính cho cơ thể của bạn để giúp bài tiết các chất độc, các gốc tự do và các kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Nói cách khác Glutathione có thể giúp bạn giải độc cơ thể và hoạt động như một lá chắn bảo vệ.

2.4. Glutathione có tác dụng làm trắng da, chống lão hóa da

Như đã chia sẻ ở trên, Glutathione giúp ngăn chặn tác động của stress oxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, do đó ngăn ngừa những dấu hiệu lão hóa như: khô da, nám, sạm da, tàn nhang, đồi mồi, vết chân chim….

Ngoài ra, Glutathione còn giúp làm trắng da, sáng da theo cơ chế ức chế và ngăn chặn sự hình thành melanine (sắc tố quyết định màu da), từ đó sản sinh ít melanin hơn và da sẽ trắng dần lên. Glutathione còn giúp đào thải các lớp tế bào sừng đã già cỗi, dọn dẹp tế bào chết thường xuyên, sẽ giúp da khỏe hơn, kích thích tái tạo da, từ đó các mảng sạm da sẽ bị đào thải dần theo chu kỳ “thay da” (45-60 ngày) của cơ thể.

Glutathione có tác dụng làm trắng da, chống lão hóa da

Glutathione có tác dụng làm trắng da, chống lão hóa da

2.5. Glutathione giúp tăng cường hệ miễn dịch

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, khi bạn bị bệnh, có liên quan chặt chẽ tới việc mức độ Glutathione chúng ta bị sụt giảm, điều này nhìn thấy rõ nhất ở những bệnh nhân bị tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư, chứ không chỉ ở những bệnh ít nghiêm trọng như bệnh cúm, ho hoặc các bệnh thông thường khác dẫn đến giảm nồng độ Glutathione.

Khi duy trì mức độ Glutathione cao trong cơ thể, chúng ta sẽ giảm được tác hại của virus và vi khuẩn, thậm chí có nghiên cứu cho rằng Glutathione có thể giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuổi như Alzheimer. Nguyên nhân khiến lượng Glutathione sụt giảm là do chúng luôn được duy trì ở mức thấp trong cơ thể, nên khi bị các vi khuẩn, virus tấn công, lượng Glutathione được huy động để bảo vệ cơ thể không đủ, và bị đào thải ra khỏi cơ thể chúng ta từ những nhiễm trùng gặp phải.

2.6. Glutathione cải thiện tình trạng kháng insulin ở những người lớn tuổi

Khi con người già đi, họ sản xuất ít glutathione hơn. Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Baylor đã sử dụng kết hợp các nghiên cứu trên động vật và con người để khám phá vai trò của glutathione trong việc quản lý cân nặng và kháng insulin ở những người lớn tuổi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức glutathione thấp có liên quan đến việc đốt cháy chất béo ít hơn và tỷ lệ chất béo lưu trữ trong cơ thể cao hơn.

2.7. Tăng khả năng vận động cho người bị bệnh động mạch ngoại vi

Bệnh động mạch ngoại vi xảy ra khi các động mạch ngoại vi bị tắc nghẽn bởi các mảng bám. Nó thường xảy ra nhất ở chân. Một nghiên cứu báo cáo rằng glutathione cải thiện lưu thông, tăng khả năng đi bộ không đau của những người tham gia nghiên cứu trong khoảng cách xa hơn. Những người tham gia nhận được glutathione thay vì giả dược dung dịch muối được truyền tĩnh mạch hai lần mỗi ngày trong năm ngày, và sau đó được phân tích khả năng vận động.

2.8. Glutathione làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và được xác định bằng các triệu chứng như run. Nó hiện không có thuốc chữa. Một nghiên cứu cũ hơn đã ghi nhận tác dụng tích cực của glutathione tiêm tĩnh mạch đối với các triệu chứng như run và cứng khớp. Trong khi cần nghiên cứu thêm, báo cáo trường hợp này cho thấy rằng glutathione có thể giúp giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống ở những người mắc bệnh này.

2.. Glutathione có thể làm giảm các triệu chứng bệnh đường hô hấp

Glutathione có tính chất chống viêm, giúp giảm viêm nhiễm trong phổi và đường hô hấp, từ đó cải thiện các triệu chứng như ho, khó thở và đau ngực. Trong các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), stress oxy hóa thường đóng vai trò quan trọng. Glutathione giúp trung hòa các gốc tự do, giảm tổn thương oxy hóa, và bảo vệ các tế bào phổi. Glutathione tham gia vào quá trình giải độc trong cơ thể, bao gồm việc loại bỏ các chất độc hại từ môi trường như khói thuốc, ô nhiễm không khí, và các chất độc khác có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung glutathione có thể cải thiện chức năng phổi ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), giúp họ thở dễ dàng hơn và giảm các triệu chứng của bệnh.

3. Enzyme glutathione có ở đâu?

Glutathione là một enzyme tồn tại tự nhiên trong cơ thể người. Chúng được tạo ra trong cơ thể và kích hoạt tăng cường sản xuất bởi hệ thống gen NRF2 và sau đó phân bố khắp cơ thể. 

Khi đến độ tuổi trưởng thành thì hàm lượng enzyme glutathione  giảm dần theo tuổi tác, mặc khác do hằng ngày cơ thể tiếp xúc với nhiều tác nhân xấu gây tồn tích các gốc tự và stress oxy hóa cũng làm cho lượng enzyme glutathione trong cơ thể giảm đi rõ rệt.

Do đó, Protandim NRF2 là một chất bổ sung dinh dưỡng được cho là có thể kích hoạt enzyme Glutathione thông qua con đường NRF2. Sau 30 ngày sử dụng sản phẩm Protandim NRF2, enzyme glutathione tăng gấp 3 lần trong cơ thể. Vì vậy, để tăng cường kích hoạt enzyme glutathione nên sử dụng Protandim NRF2

Ngoài ra trong thực phẩm tự nhiêm cũng có chứa hàm lượng Glutathione cao như:

  • Măng tây: trong 100g măng tây có chứa khoảng 28.3mg Glutathione
  • Trái bơ: trong 100g trái bơ có đến 27.7mg Glutathione tự nhiên
  • Rau chân vịt: Trong 100g rau bina có chứa đến 11.4mg
  • Đậu bắp: 100g đậu bắp, lượng Glutathione chiếm đến 11,3mg.
  • Súp lơ xanh: Trong 100g súp lơ có chứa khoảng 9.1mg Glutathione

Tuy nhiên, đây là Glutathione bổ sung từ ngoài vào nên rất nhanh chóng bị bão hòa và tương tác hiệu quả rất thấp.

4. Cơ chế tác dụng của Glutathione với sức khỏe

Glutathione tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể, bao gồm xây dựng, sửa chữa mô, tạo ra các hóa chất và protein cần thiết trong cơ thể và cho hệ thống miễn dịch.

Bởi vì glutathione là một chất chống oxy hóa cực mạnh cho nên mỗi tế bào của cơ thể để khỏe mạnh hơn đều cần phải có glutathione. Nó được xem như là chiếc nam châm hút lấy các gốc tự do, các loại kim loại nặng và độc tố được hấp thụ mỗi ngày qua da, hơi thở, nước uống, thực phẩm để kích thích đào thải chúng ra khỏi cơ thể, giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Glutathione không những được sản sinh ra tự nhiên từ cơ thể mà còn có thể tái kích hoạt nó thông qua con đường kích hoạt nội sinh bằng hệ thống gen nrf2. Trong trường hợp không tái chế được glutathione thì cơ thể sẽ gặp phải tình trạng quá tải với chất độc và dẫn tới vỡ mức cân bằng sẵn có. 

Khi tuổi còn cao thì khả năng kích hoạt gen nrf2 giảm dần, vì vậy muốn tăng cường kích hoạt thì phải có chất xúc tác như Protandim NRF2.

Tóm lại: Glutathione là một chất chống oxy hóa mạnh được tạo ra trong các tế bào của cơ thể. Mức độ glutathione trong cơ thể bị giảm do lão hóa, căng thẳng và tiếp xúc với độc tố. Tăng cường hàm lượng glutathione có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

®Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng