Xyanua - Sát thủ thầm lặng ẩn náu trong thực phẩm và đời sống

Xyanua là hóa chất cực độc, thậm chí được liệt vào danh sách những chất độc nhất trong các chất độc, đồng thời dễ bắt gặp trong tự nhiên. Xyanua là một hợp chất hóa học có chứa nhóm cyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử carbon liên kết ba với một nguyên tử nitơ.

1. Xyanua là gì?

Xyanua là một hóa chất cực mạnh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người kể cả ở nhiều dạng hợp chất khác nhau. Xyanua có thể tồn tại ở thể khí dạng không màu như hydro xyanua (HCN), xyanua clorua (CNCl) hoặc dạng tinh thề như natri xyanua (NaCN), kali xyanua (KCN).

Về mùi vị, Xyanua được mô tả là có mùi khá giống “hạnh nhân đắng”, nhưng đôi lại không mùi. Bởi vậy, rất khó có thể phân biệt được Xyanua với các hóa chất khác. 

Khi tiếp xúc với một lượng lớn Xyanua có thể gây tổn hại cho não và tim mạch, nếu tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những hậu quả như khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp. 

Chất độc  natri xyanua (NaCN)

Chất độc  natri xyanua (NaCN)

Nhắc đến thứ chất độc này, nhiều người ắt hẳn đã lập tức "rùng mình" vì mức độ nổi tiếng, cũng như vô cùng nguy hiểm của nó, Chỉ cần 50 mg Xyanua hoặc hít phải 0,2% khí cyanide, có thể giết chết ngay lập tức một người trưởng thành.

Cho nên từ thời xa xưa, Xyanua được dùng làm thuốc độc rất nhiều, nhất là hydro cyanide (HCN) được chế độ Quốc xã ở Đức sử dụng để xử tử tập thể trong phòng hơi ngạt trong suốt thời kỳ Holocaust.

Thế nhưng trong sản xuất, Xyanua xuất hiện khá phổ biến khi thường được sử dụng để sản xuất giấy, dệt may và nhựa. Ngoài ra, khí xyanua còn được sử dụng để tiêu diệt sâu bệnh và sâu bọ. 

Người ta có thể điều chế xyanua dựa theo quy trình Andrussow, tức là trong đó hydro xyanua ở thể khí được sản xuất từ amoniac (NH3) và metan (CH4) với sự có mặt của oxy và chất xúc tác bạch kim:  
2CH4 + 2NH3 + 3O2 → 2HCN + 6H2O

Natri xyanua được sản xuất bằng cách cho hydro xyanua (HCN) tác dụng với natri hydroxit (NaCN):
HCN + NaOH → NaCN + H2O

2. Cách nhận biết bị nhiễm Xyanua hay không

Thông thường, khi tiếp xúc với muối Xyanua như natri Xyanua (NaCN) sẽ bị ngộ độc. Thậm chí người bị ngộ độc không hề hay biết mình bị nhiễm Xyanua. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết, được chia làm 3 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: Là giai đoạn kích động, người bị nhiễm độc sẽ có dấu hiệu lo lắng, kích động, thở nhanh và lú lẫn.
  • Giai đoạn 2: Người bị nhiễm sẽ bắt đầu co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí.
  • Giai đoạn 3: cũng là giai đoạn cuối: Giảm trương lực cơ và mất phản xạ, bị trụy tim mạch, hạ oxy trong máu và dẫn đến tử vong.

Nếu phát hiện dấu hiệu của 1 trong 3 giai đoạn trên, cần đưa người bị nhiễm độc natri Xyanua đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu một cách nhanh nhất. Bởi hóa chất này là loại độc chất có khả năng phản ứng nhanh, trong vòng 2 giờ đồng hồ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây tử vong.

Vì vậy, những người thường tiếp xúc với loại hóa chất này cần chú ý đến các dấu hiệu ban đầu để sớm phát hiện và chữa trị loại bỏ chất độc.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc Xyanua

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc Xyanua

3. Cách xử lý khi ngộ độc xyanua và phương hướng giải độc

Ngộ độc chất xyanua có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn nên khi phát hiện dấu hiệu của giai đoạn đầu cần nhanh chóng thực hiện sơ cứu, điều trị đúng quy trình. Việc cần làm nhất khi nhận thấy nạn nhân bị nhiễm xyanua và gọi cấp cứu và hô hấp nhân tạo nếu thấy nạn nhân khó thở, không thở được. Sau khi nhập viện, ngộ độc xyanua được điều trị như sau:

  • Rửa dạ dày cho nạn nhân nhiễm độc xyanua trong vòng 1h để tăng thải độc hoặc cho nạn nhân uống than hoạt tính liều lượng 1g/kg.
  • Sử dụng thuốc giải độc gồm các loại như thuốc hydroxocobalamin, thuốc amyl nitri, thuốc muối nitrite, methylene, thuốc thiosulfate.
  • Thở oxy tùy theo mức độ nhiễm độc.
  • Giai đoạn hồi sức cần đặt đường truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân, đảm bảo thông khí bằng mặt nạ oxy hoặc đặt nội khí quản, điều trị triệu chứng giảm huyết áp.

4. Các thưc phẩm nào có chứa Xyanua?

Trong tự nhiên Xyanua cũng được tìm thấy ở hơn 2.000 loài thực vật. Trong số này có các loại thực phẩm tự nhiên thường gặp phổ biến như sắn, măng hạt của các loại quả hạch như táo, mơ, đào, lê, mận, anh đào, rau bina, bắp cải … Ở những thực phẩm này, xyanua liên kết với các phân tử đường dưới dạng glycoside cyanogen.

Bản thân các glycoside cyanogen tương đối không độc hại, tuy nhiên, chúng được chuyển hóa thành hydro xyanua độc hại trong đường ruột.

Dưới đây là một số loại thực phẩm có chứa chất Xyanua

Củ sắn: Sắn có chứa một lượng cyanogenic glycosides, một hợp chất tự nhiên có thể chuyển hóa thành xyanua khi ăn phải. Khi vào trong máu, độc tố này làm cho các mô tế bào bị thiếu oxy, gây suy hô hấp nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Hàm lượng cyanogenic glycosides cao nhất tập trung ở vỏ sắn, phần xơ và hai đầu củ sắn. Do đó, việc gọt vỏ kỹ, bỏ hai đầu củ và phần xơ và ngâm trong nước ít nhất 24h để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc.

Củ sắn có chứa chất độc hydro xyanua (HCN)

Củ sắn có chứa chất độc hydro xyanua (HCN)

Củ măng tươi: Tuy nhiên, trong thực tế ngộ độc măng rất ít. Lý do vì khi chế biến chúng ta thường ngâm, luộc măng rất kỹ, bỏ nước đi, muối chua… nên khi ăn hầu như không có ai bị ngộ độc, nếu có thì cũng nhẹ.

Các loại Hạt: Hạt táo, mơ, đậu nành, anh đào và mận đều chứa một lượng nhỏ xyanua trong lớp vỏ. Tuy nhiên, hàm lượng xyanua trong hạt rất thấp và bạn cần ăn một lượng lớn hạt mới có thể gây ngộ độc.

Rau củ: Một số loại rau củ như rau bina, bắp cải và măng tây cũng có thể chứa một lượng nhỏ xyanua. Tuy nhiên, hàm lượng xyanua trong những thực phẩm này thường thấp và ít gây hại.

Để tránh nguy cơ ngộ độc xyanua, bạn nên:

  • Hạn chế ăn hạt của các loại trái cây như táo, mơ, anh đào và mận.
  • Chế biến sắn đúng cách theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo rằng bạn đang nhận đủ chất dinh dưỡng.
  • Nếu bạn lo ngại về hàm lượng xyanua trong thực phẩm, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.

®Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng