Bệnh cơ xương khớp là gì? Tác hại của bệnh Xương Khớp đối với sức khỏe

Hệ thống cơ xương đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra bộ khung cho cơ thể. Bệnh cơ xương khớp là tình trạng bị suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống... Điều này có thể dẫn đến đau nhứt, làm tổn thương cơ xương khớp, để lại nhiều di chứng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy để biết bệnh xương cơ khớp là gì, và các tác hại của bệnh Xương Khớp đối với sức khỏe, hãy đọc bài viết sau đây.

1. Bệnh cơ xương khớp là gì?

Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống cơ, xương và khớp, thường được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau, sưng khớp, cứng khớp, đau và nhức mỏi khớp,  hạn chế vận động, yếu cơ, đau cơ hay các biến dạng xương..Từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp xương.

Đau nhức xương khớp không những ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động, tê yếu tứ chi, thậm chí bại liệt hoàn toàn.

Bệnh xương khớp

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Các bệnh lý về xương khớp rất phong phú và đa dạng với 200 bệnh khác nhau và được chia làm hai nhóm.
- Thứ nhất là nhóm có chấn thương bao gồm chấn thương do thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt… 
- Thứ hai là nhóm không chấn thương, bao gồm rất nhiều loại bệnh lý xương khớp như  bệnh Lupus ban đỏ, viêm đa cơ và viêm da cơ, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, bệnh khớp tinh thể như bệnh gút; bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính (viêm cột sống dính khớp và viêm khớp phản ứng), bệnh lý nhiễm khuẩn liên quan tới hệ xương khớp (viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do lao, viêm khớp do vi-rút, viêm khớp do ký sinh trùng và nấm, thấp khớp cấp), bệnh xương khớp không do viêm (loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, hoại tử vô khuẩn xương), các bệnh lý phần mềm cạnh khớp (viêm gân, viêm bao gân, viêm túi thanh dịch), các bệnh lý cơ xương khớp khác (u xương nguyên phát, ung thư di căn xương).

Bệnh xương khớp dạng loãng xương

Bệnh xương khớp dạng loãng xương

2. Yếu tố  gây bệnh nên bệnh  xương khớp ?

Có thể nói bệnh cơ xương khớp xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi và cả nam và nữ, mặc dù phụ nữ bị bệnh nhiều hơn so với nam giới. Sau đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp.
 
Đầu tiên là các yếu tố không thay đổi được như: Tuổi, giới tính, di truyền. Tuổi cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, loãng xương. Tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỉ lệ các bệnh xương khớp cũng càng trở nên phổ biến.

- Về giới tính và hormon: Nữ giới có xu hướng mắc một số bệnh nhiều hơn nam như viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, thoái hóa khớp. Trong khi một số bệnh khác có xu hướng mắc nhiều hơn ở nam giới như gút, nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.

- Các yếu tố di truyền bẩm sinh cũng có vai trò quan trọng: Một số người sinh ra với dị dạng hoặc sụn khớp bị lỗi, có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Người mang gen HLA - B27 có nguy cơ mắc các bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.

Các yếu tố có thể thay đổi được vì chúng ta có thể can thiệp được: Ví dụ, bệnh béo phì, trọng lượng cơ thể nhiều hơn, sức ép lên khớp tăng lên làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp; một số ngành nghề có công việc căng thẳng lặp đi lặp lại có thể dẫn tới thoái hóa khớp hay viêm gân; tư thế sinh hoạt, làm việc sai tư thế có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, gây gù vẹo cột sống, đau do co cứng cơ; chế độ dinh dưỡng không lành mạnh như ăn nhiều đạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Bệnh gai đốt sống ở bệnh nhân xương khớp

Bệnh gai đốt sống ở bệnh nhân xương khớp

3. Những tác hại của bệnh xương khớp gây nguy hại cho cơ thể

Mỗi bệnh xương khớp gây ra mỗi nguy hại cho sức khỏe  khác nhau, sau đây là một số tác hại của bệnh xương khớp gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh.

- Bệnh loãng xương:  Làm rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương. Trên thế giới, cứ 30 giây thì có một người bị bệnh gãy xương do loãng xương và được dự đoán rằng đến năm 2050 các nước châu Á, trong đó có nước ta sẽ có 50% các trường hợp tàn phế hoặc bị đe dọa đến tính mạng do gãy khớp háng vì loãng xương gây ra. Khi bị loãng xương, nếu có một lực tác động mạnh (ngã, gập chân, trượt chân...) thì sẽ xuất hiện gãy, lún cột sống, gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay.

- Bệnh thoái hóa khớp: Thoái hóa có thể dẫn đến sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nghiêm trọng, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động.

- Bệnh viêm khớp dạng thấp: Có thể để lại di chứng biến dạng khớp bị viêm, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động, teo cơ và có thể bị tàn phế (khoảng 10 - 15%)…

- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Là tình trạng lớp bao xơ bên ngoài của đĩa đệm khi lão hóa hoặc thoái hóa sẽ rách ra, khối nhân này thoát ra ngoài chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội. Tùy vị trí cột sống bị thoát vị mà tên gọi của bệnh cũng khác nhau, thông thường có hai dạng chính là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ.Cùng rất nhiều bệnh lý cơ xương khớp mà hậu quả nặng nề nhất là gây tàn phế cho người bệnh.

4. Những thực phẩm tốt cho người bị bệnh xương khớp 

Xương khớp cũng như cơ thể, cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và cung cấp đầy đủ những dinh dưỡng cần thiết để nó luôn khỏe mạnh phục vụ quá trình vận động của con người. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trong trong cho cuộc sống hàng ngày cũng như trong việc điều trị bệnh.

Chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp xương khớp luôn chắc khỏe và dẻo dai tránh được những tình trạng bệnh thoái hóa khớp và các bệnh về xương khớp.Việc kết hợp những loại thực phẩm dưới đây trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp cải thiện bệnh của mình.

4.1. Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa

Sữa và những thực phẩm chế biến có liên quan đến sữa luôn nằm trong danh sách những loại thực phẩm mà người bệnh viêm khớp nên ăn. Đây đều là những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho hệ xương khớp, đặc biệt là canxi.

Thành phần canxi trong sữa không chỉ cấu tạo xương mà còn giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và hạn chế quá trình viêm, thoái hóa khớp, rất tốt cho người bị thoái hóa cột sống thắt lưng và cổ. Chính vì vậy, các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng thường xuyên khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng 1 – 2 ly sữa mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cho xương và giúp cải thiện bệnh, giảm đau nhức.

Thực phẩm Alpha lipid bí quyết cho bệnh nhân xương khớp

Sữa non Alpha lipid  bí quyết giúp xương khớp chắc khỏe

4.2. Trái cây và rau xanh chứa nhiều chất khoáng và vitamin

Nhờ các thành phần khoáng chất (canxi, kali, phospho,…) và vitamin (A, C, B1,…) khá dồi dào, phong phú, rau xanh và trái cây có tác dụng khá tốt đối với bệnh đau nhức xương khớp. Người bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm khớp và giảm nhanh triệu chứng đau nhức nếu thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày.

Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, dưa, đu đủ, chanh, dâu tây,… Một số loại rau cải bina, cải mầm, cải xoăn, bông cải xanh,… đều là những nguồn thực phẩm tốt cho người bệnh bị đau nhức xương khớp.

4.3. Thực phẩm chứa axit béo Omega-3

Loại thực phẩm này có tác dụng giúp ngăn cản phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm khớp, từ đó làm giảm các chứng đau nhức do xương khớp gây ra… Nguồn acid béo omega-3 có thể dễ dàng tìm thấy nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá trích, cá ngừ,… Tuy nhiên, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng acid omega – 3. Bởi việc sử dụng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gây bất lợi đối với quá trình đông máu của cơ thể.

Cá hồi giàu Omega 3 rất tôt cho bệnh viêm khớp

Cá hồi giàu Omega 3 rất tôt cho bệnh viêm khớp

4.4. Ngũ cốc

Ngũ cốc đều là những loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin giúp làm tăng khả năng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Bên cạnh đó, những dưỡng chất này còn giúp làm chậm quá trình oxy hóa, cản trở gốc tự do hình thành và gây hại đến xương cũng như giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa xương diễn ra chậm hơn.

Do đó, việc sử dụng ngũ cốc thường xuyên chỉ mang lại tác dụng lợi ích chứ không hại. Một số loại ngũ cốc mang lại lợi ích cho sức khỏe bệnh nhân nên bổ sung hàng ngày như lúa mạch đen, lúa mì, gạo lứt,…

4.5. Nấm

Nấm chứa một lượng lớn thành phần dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngăn cản quá trình thoái hóa xương khớp. Không chỉ tốt cho xương khớp, loại thực phẩm này còn giúp cải thiện các bệnh lý liên quan đến tim mạch, tiểu đường, béo phì và ung thư. Người bệnh có thể sử dụng nấm chế biến chung với các loại thực phẩm khác như ớt chuông, cà rốt, bông cải xanh để giúp xương dẻo dai hơn và giảm thiểu đau nhức.

4.6. Gia vị

Thật khó có thể tin nhưng thông qua những nghiên cứu gần đây đã chứng minh gia vị có chứa các thành phần chống viêm khá hiệu quả, giúp hỗ trợ điều trị tình trạng đau nhức do xương khớp gây ra. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng gia vị trong chế biến món ăn hàng ngày như một vị thuốc chữa đau xương khớp. Một số gia vị thường dùng có tính kháng viêm như gừng, tiêu, ớt, hành, nghệ,…

4.7. Trà xanh

Trong trà xanh có chứa hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình loãng xương và thoái hóa khớp. Chính vì vậy, trà xanh thường được các nhà dinh dưỡng khuyên dùng mỗi ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng trà xanh nhiều quá ba chén mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng thở gấp, đau đầu hoặc một số triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa có thể xảy ra như khó tiêu, đau bụng. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng với liều lượng vừa phải và không nên uống trà xanh trước hoặc sau bữa ăn 30 phút.

trà xanh rất tốt cho bệnh nhân xương khớp

Uống trà xanh có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương và thoái hóa đốt sống

4.8. Giá đỗ

Người bệnh đau nhức xương khớp có thể trút khỏi gánh nặng này nếu thường xuyên ăn giá đỗ. Bởi trong giá đỗ có chứa hoạt chất Phyto-oestrogen – một loại hormone estrogen thực vật có thể giúp ngăn ngừa quá trình loãng xương diễn ra chậm hơn, hạn chế tình trạng đau nhức và gãy xương ở giai đoạn mãn kinh (giai đoạn xương khớp bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa và suy yếu).

5. Những thực phẩm cần hạn chế đối với người bệnh xương khớp

Trong khi các loại thực phẩmkháng viêm, chống oxy hóa có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, ngược lại một số loại thực phẩm khác cũng có thể góp phần khiến quá trình viêm ngày càng nặng nề hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân đau nhức xương khớp không nên ăn hoặc hạn chế lựa chọn những thực phẩm sau đây để giúp bệnh mau hồi phục.

5. 1. Thực phẩm chứa nhiều phospho

Thông thường, hàm lượng phospho và canxi tồn tại trong cơ thể và được xem là ổn định khi chúng có tỷ lệ là 1:2. Tuy nhiên, nếu cơ thể chứa quá nhiều phospho và không có chỗ trống cho canxi tồn tại. Khi đó, thế ổn định giữa canxi và phospho sẽ bị mất cân bằng, canxi mất dần sẽ gây ra sự thiếu hụt canxi dẫn đến hiện tượng xương bị loãng và kéo theo muôn vàn bệnh xương khớp khác xảy ra, làm gia tăng mức độ viêm và đau.

Do đó, người bệnh nếu muốn bệnh mau chóng khỏi và không còn tình cảnh đau nhức khó chịu do xương khớp gây ra, tốt nhất các bạn nên tránh xa các món ăn chứa nhiều phospho. Người bệnh nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa khá nhiều phospho như: gan động vật, thức ăn nhanh, thịt chế biến sẵn, khoai tây chiên, xúc xích, lạp xưởng,…

5.2. Thịt đỏ

Thịt đỏ cũng được xem là khắc tinh của người bệnh đau nhức xương khớp, vì thịt đỏ chứa hàm lượng đạm và acid béo bão hòa cao. Chính những hoạt chất không có lợi này sẽ làm thúc đẩy sự tạo thành acid uric trong máu tăng cao và gây ra tình trạng viêm khớp nặng. Ngoài ra, thịt đỏ còn gây ảnh hưởng xấu đến các bệnh lý khác như tim mạch, đột quỵ, huyết áp,…

Ăn nhiều thịt đỏ không tốt cho người bệnh Gouts

Ăn nhiều thịt đỏ không tốt cho người bệnh Gouts

5.3. Đường và thực phẩm chứa đường

Người bệnh đau nhức xương khớp có thể khiến bệnh thêm nặng nếu không sớm loại bỏ đường và những thực phẩm chứa nhiều đường ra khỏi danh sách bữa ăn hàng ngày. Bởi đường sau khi vào cơ thể sẽ giải phóng cytokine – hoạt chất này có tác dụng gây viêm khớp. Do đó, đồ uống ngọt, soda, trà ngọt hay các loại nước ép trái cây chứa nhiều đường fructose nên được loại bỏ.

5.4. Chất béo bão hòa

Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa như pizza, thức ăn nhanh,… không chỉ góp phần vào nguy cơ phát triển bệnh béo phì mà còn khiến tình trạng viêm khớp ngày càng trầm trọng. Cho nên, người bệnh nên hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa để giảm thiểu biểu hiện đau nhức xương khớp do bệnh gây ra.

5.5. Carbonhydrate tinh chế

Bánh mì, tinh bộ gạo, khoai tây chiên,… đều là những thực phẩm Carbohydrate tinh chế người bệnh nên hạn chế dùng mỗi ngày. Bởi chúng sản sinh khá nhiều glycation cao cấp (AGE) – đây là chất có thể kích thích tình trạng viêm khớp diễn ra trầm trọng hơn.

6. Người bị bệnh về xương khớp nên có một chế độ luyện tập phù hợp.

Thói quen tập thể dục hàng ngày và duy trì các tư thế đúng sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh cho các cơ, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh xương khớp. Nguyên tắc chính khi vận động đối với người bệnh cơ xương khớp là nên vận động ít nhưng thường xuyên (tránh vận động nặng, mang vác nặng gây quá tải khớp).

Thường xuyên vận động rất tốt cho hệ xương khớp

Thường xuyên vận động rất tốt cho hệ xương khớp

Tập đúng động tác, kết hợp thở sâu, nhịp nhàng, nâng dần mức độ tập luyện để tăng cường tính linh hoạt của các khớp cột sống, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của các khối cơ, dây chằng ở vùng lưng, giúp cho sự cân bằng cần thiết các tư thế cột sống, giảm dần cảm giác đau. Giai đoạn đầu có thể kết hợp dùng thuốc giảm đau, sau đó bỏ dùng thuốc, chỉ kết hợp tập luyện và xoa bóp.

Người bị các bệnh về cơ xương khớp cần tập luyện ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần và lý tưởng nhất là nên chia mỗi buổi tập ra thành từng đợt kéo dài từ 5-10 phút và không nên cố sức và chọn một số hình thức tập như đi bộ, bơi lội, yoga….
 
 

®Thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.  

 

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng