Đây là lý do khiến loãng xương nhanh ở phụ nữ mãng kinh
09/05/2023
Loãng xương ở tuổi mãn kinh là tình trạng thường gặp ở hầu hết phụ nữ. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời phối hợp với một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và làm việc đúng mức là rất cần thiết nhằm tránh những hậu quả bất lợi của loãng xương, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài sự trẻ trung và tuổi thọ cho mỗi người. Sau đây là những lý do khiến phụ nữa mãng kinh luôn bị loãng xương
1. Loãng xương ở phụ nữa mãng kinh là gì?
Loãng xương là bệnh có đặc điểm tổn thương cấu trúc vi thể của xương, giảm khối lượng xương làm xương yếu và dễ dẫn đến gãy xương.
Khi bước sang tuổi 50, đa số phụ nữ cảm nhận có nhiều bất ổn trong cơ thể như cơn bốc hỏa, đau nhức xương khớp, rối loạn giấc ngủ, kém tập trung trong công việc... Có một thay đổi quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nhưng nó diễn tiến âm thầm, lặng lẽ trong thời gian dài, thường bị bỏ sót cho đến khi xảy ra biến chứng mới được phát hiện đó chính là bệnh loãng xương.
Loãng xương là bệnh có đặc điểm tổn thương cấu trúc vi thể của xương, giảm khối lượng xương dẫn đến làm xương yếu và dễ gãy xương. Loãng xương sau mãn kinh ở nữ giới là tiến trình tự nhiên theo tuổi tác ở đời sống con người nhưng diễn tiến nhanh do thiếu hụt nội tiết tố sinh dục nữ (estrogen) ở phụ nữ tuổi mãn kinh.
Các giai đoạn diễn ra loãng xương ở phụ nữ mãng kinh
Ảnh hưởng của nội tiết tố nữ (estrogen) lên khối lượng xương thay đổi qua 3 giai đoạn
Từ nhỏ đến 30 tuổi: Sự tạo xương làm khối lượng xương tăng và đạt đến đỉnh khối xương. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành lập đỉnh khối xương là chủng tộc, di truyền, hoạt động thể lực và chế độ dinh dưỡng đặc biệt là Calcium, vitaminD
Từ 30-50 tuổi: Khối lượng xương bị giảm chậm, liên quan đến tuổi và diễn ra cùng tốc độ giữa hai phái.
Sau 50 tuổi: Là giai đoạn mất xương nhanh hơn. Đặc biệt ở nữ giới, giảm 1-1,5% khối lượng xương mỗi năm (trong những năm đầu tiếp theo mãn kinh, từ 50 tới 60 tuổi) do sự thiếu hụt estrogen tương đối đột ngột vì buồng trứng giảm sản xuất. Sau 60 tuổi, tốc độ mất xương ở nam và nữ như nhau.
Thiếu estrogen gây giảm hoạt động của tế bào tạo xương, giảm chất cơ bản (protein) của xương, giảm tích tụ Calcium và photphate trong xương. Từ đó dẫn đến loãng xương.
2. Những biểu hiện của loãng xương
Những biểu hiện của loãng xương thường khá muộn và thường không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, đặc trưng. Những dấu hiệu đầu tiên thường là đau những vùng xương chịu áp lực của trọng lượng cơ thể khi đứng hoặc ngồi lâu như xương gót, đầu dưới hoặc trên xương chày của cẳng chân hoặc cột sống thắt lưng và cột sống cổ, cụ thể:
-
Hình thành những cơn đau nhức xương khớp dữ dội, đặc biệt là đau lưng mức độ cấp tính và mãn tính.
-
Cột sống bệnh nhân có thể bị biến dạng với những biểu hiện như: cột sống bị vẹo, gù, các đốt sống có thể bị gãy gây giảm chiều cao.
-
Loãng xương gây ảnh hưởng trực tiếp đến lồng ngực và các thân đốt sống, nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp có thể khiến bệnh nhân có triệu chứng đau ngực, khó thở,...
-
Một trong những triệu chứng nghiêm trọng của loãng xương đó là tình trạng gãy xương khi gặp các chấn thương nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương. Triệu chứng này thường phổ biến tại đầu dưới của xương quay, cổ xương đùi, đốt sống,...
-
Những vùng xương chịu áp lực lớn của cơ thể thường sẽ có biểu hiện đau nhức rõ ràng hơn. Các cơn đau thường dai dẳng, kéo dài, lặp đi lặp lại và không có dấu hiệu thuyên giảm. Đồng thời đau dữ dội hơn khi hoạt động, mang vác các vật nặng.
-
Ngoài ra, triệu chứng loãng xương còn biểu hiện kèm các biểu hiện như giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, cao huyết áp, khó khăn trong thực hiện các tư thế như cúi, gập người,...
Đau lưng là một trong những dấu hiệu của bệnh loãng xương ở phụ nữ mãng kinh
Hậu quả của loãng xương có thể là: gãy đầu dưới xương cẳng tay, gãy xương hông và lún xẹp đốt sống (chiếm 50% các loại gãy và chiếm 25% số người trên 70 tuổi). Phụ nữ sau mãn kinh có thể bị thấp đi 6,4cm và hình ảnh của lún đốt sống có thể là gù, còng lưng và vẹo cột sống.
3. Nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ mãng kinh
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến loãng xương, ngoài ra còn có các yếu tố tác động sau:
-
Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều gây suy giảm nồng độ Estrogen thường có nguy cơ cao đối diện với bệnh loãng xương.
-
Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu dưỡng chất, đặc biệt là các chất có lợi cho xương khớp như: Canxi, Vitamin D, Omega-3,... hoặc gặp phải triệu chứng rối loạn ăn uống.
-
Tác dụng phụ của thuốc do sử dụng thuốc Corticosteroid, Heparin trong thời gian dài, không theo sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
-
Không có thói quen rèn luyện thể dục thể thao, mức độ hoạt động thấp, ngồi nhiều có thể dẫn đến xương khớp suy yếu.
-
Đối tượng thường xuyên lao động vất vả, khuân vác các vật nặng sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp so với người bình thường.
-
Trong giai đoạn hình thành và phát triển hệ thống xương khớp không cung cấp đủ lượng Canxi cần thiết cũng là nguyên nhân dẫn đến lão hóa, suy giảm xương khớp nhanh chóng khi về già.
-
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến loãng xương
3. Giải pháp phòng ngừa và điều trị loãng xương ở phụ nữa mãng kinh
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời phối hợp với một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và làm việc đúng mức là rất cần thiết nhằm tránh những hậu quả bất lợi của loãng xương, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài sự trẻ trung và tuổi thọ cho mỗi người.
-
Bổ sung đủ Canxi và vitamin D và hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng để duy trì mật độ xương tối ưu. Phụ nữ tiền mãng kinh và mãng kinh cần bổ xung ít nhất 1200 – 1500 mg Canxi nguyên tố mỗi ngày. Canxi lý tưởng nên được hấp thụ từ các nguồn thực phẩm, sử dụng thực phẩm từ sữa đặc biệt là sữa non Alpha lipid nếu chế độ ăn uống không đủ
Uống sữa non để bổ sung canxi và VitaminD rất tốt cho phụ nữa mãng kinh
-
Bổ sung vitamin D được khuyến cáo cụ thể với phụ nữ tiền mãng kinh là 600 - 800 IU vitamin D mỗi ngày. Đồng thời xây dựng và duy trì thói quen tập luyện những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, nhảy múa, chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu,... Đặc biệt, bệnh nhân nên ưu tiên tập luyện vào buổi sáng để tăng cường vitamin D từ ánh nắng buổi sáng.
-
Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, việc thừa cân hoặc thiếu cân quá mức đều không tốt cho xương.
-
Không hút thuốc, hạn chế sử dụng cà phê, những loại nước có chứa ga và nồng độ cồn.
-
Trong khi làm việc nên tránh những việc ngồi hoặc đứng quá lâu hoặc những tư thế làm việc bất lợi cho bộ xương như ngồi xổm, đứng khom lưng,... Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc. Tránh những công việc khuân vác nặng nhọc.
-
Khiêu vũ có thể ngăn ngừa loãng xương: Khiêu vũ không chỉ là một bộ môn nghệ thuật, nó còn là môn thể thao đem lại cho bạn nhiều lợi ích sức khoẻ như giảm cân, ngăn ngừa loãng xương, làm chậm quá trình lão hoá, điều chỉnh lượng cholesterol, cải thiện trí nhớ, chống trầm cảm. Tập luyện khiêu vũ là một cách hữu hiệu để ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là đối với phụ nữ. Khi bước vào tuổi mãn kinh, nồng độ estrogen giảm có thể khiến bạn phải đối mặt với bệnh loãng xương. Nếu thường xuyên luyện tập khiêu vũ từ lúc còn trẻ, bạn có thể ngăn chặn nguy cơ loãng xương ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
Khiêu vũ phòng loãng xương cho phụ nữ mãng kinh
Với những thông tin hữu ích trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương. Đồng thời, các bạn cũng được chia sẻ thêm về một số phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lý này.
®Thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý đọc giả thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng đọc, và đừng quên truy cập VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất mà chúng tôi cập nhật hằng ngày.
Xem thêm